Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu

Bộ Công Thương tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn cùng Amazon Global Selling nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện các thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử Xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam: 5 xu hướng nổi bật

Ngày 24/5/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Amazon Global Selling Việt Nam phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đồng tổ chức Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon 2024 với chủ đề “Tinh hoa hàng Việt - Cất cánh toàn cầu”.

Tại sự kiện, Amazon Global Selling công bố các xu hướng nổi bật định hình bối cảnh xuất khẩu trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đồng thời cung cấp các thông tin về tình hình tăng trưởng kinh doanh, tốc độ mở rộng toàn cầu, đa dạng hóa danh mục sản phẩm với thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam; công bố top danh mục ngành hàng Made in Vietnam có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trên Amazon trong 5 năm qua.

Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu

Sức khỏe & Chăm sóc cá nhân, nhà cửa, nhà bếp, may mặc và làm đẹp liên tục nằm trong top các ngành hàng từ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trên Amazon trong 5 năm qua

Ông Gijae Seong - Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, sở hữu kinh nghiệm sản xuất, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, và nhiều ngành hàng xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam đã liên tục mang đến những sản phẩm chất lượng, độc đáo, góp phần mở rộng lựa chọn sản phẩm cho khách hàng Amazon trên khắp thế giới.

Đại diện Amazon Global Selling cũng bày tỏ tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và sẽ tiếp tục triển khai các sáng kiến nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở rộng danh mục ngành hàng, xây dựng thương hiệu và kinh doanh toàn cầu. “Với nỗ lực chung tay của các cơ quan Chính phủ, hiệp hội ngành hàng cùng Amazon Global Selling Việt Nam sẽ góp phần tạo lực đẩy đưa thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành sức bật cho nền kinh tế số Việt Nam” - ông Gijae Seong kỳ vọng.

Để nâng cao năng lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho các doanh nghiệp Việt Nam, tại sự kiện, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương tiếp tục hợp tác với Amazon Global Selling công bố giai đoạn hai của sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”.

Với nỗ lực mở rộng này, Amazon Global Selling và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đồng triển khai sáng kiến “Liên kết ngành nghề - Tăng trưởng cùng thương mại điện tử xuyên biên giới”. Chương trình này nhằm hỗ trợ các tổ chức, hiệp hội ngành hàng trọng điểm của Việt Nam, ví dụ như: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST); Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS); Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), cùng các hiệp hội ngành hàng và nhiều tổ chức khác - tiếp cận các kỹ năng, kiến thức, nguồn lực kỹ thuật số, kết nối mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ và các đơn vị sản xuất trong nước để hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu trực tuyến.

Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương).

Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chia sẻ: Sau hai năm triển khai, sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” đánh dấu những nỗ lực không ngừng nghỉ của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling nhằm hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam trên hành trình kinh doanh toàn cầu.

Qua chương trình này đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận các ý tưởng đổi mới và kiến thức chuyên sâu về xây dựng kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới hiệu quả và tối ưu vận hành kinh doanh trên Amazon.

“Giai đoạn 2, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn cùng Amazon Global Selling để phát triển các nguồn tài nguyên đào tạo, cập nhật các xu hướng thị trường, từ đó trang bị cho doanh nghiệp các kỹ năng thực tế để vượt qua các rào cản khi mở rộng hoạt động kinh doanh. Chúng tôi hướng đến mục tiêu chung nhằm tăng cường sự hiện diện của các thương hiệu Việt Nam trên toàn cầu” - bà Nguyễn Thị Minh Huyền nhấn mạnh.

Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu

Các diễn giải thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm mở rộng cơ hội xuất khẩu thương mại điện tử cho các ngành hàng tiềm năng Việt Nam tại phiên tọa đàm.

Tại sự kiện, đại diện Amazon Global Selling, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, các hiệp hội ngành hàng chủ lực cùng các doanh nghiệp trong nước đã tham gia một phiên tọa đàm thảo luận và tham vấn các sáng kiến nhằm mở rộng tiềm năng các nhóm danh mục sản phẩm, ngành hàng Made-in-Vietnam trên thị trường quốc tế. Các diễn giả cũng thảo luận sôi nổi về cách thức nâng cao mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trong nước để xuất khẩu TMĐT thành công.

Ông Phùng Quốc Mẫn - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, trong năm 2023, tác động của tình hình suy giảm kinh tế tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành gỗ Việt khiến cho cầu tiêu dùng đồ gỗ giảm mạnh. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam giảm 15,9% so với 2022, chỉ đạt 13,18 tỷ USD. Phân khúc thị trường xuất khẩu truyền thống đã và đang gặp nhiều thách thức do tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, tiêu dùng suy yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Trong khi đó, doanh số thương mại điện tử nội thất và thủ công mỹ nghệ vẫn tăng trưởng vượt bậc.

Tuy nhiên, mức độ tham gia xuất khẩu qua thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế khi phần lớn doanh nghiệp chủ yếu gia công theo đơn hàng và mẫu mã của các nhà phân phối nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực xây dựng thương hiệu, sức chống chịu kém trước các biến động bất ngờ và liên tục từ thị trường. Để thúc đẩy sản phẩm gỗ nội thất Việt vươn tầm thế giới thông qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu sản phẩm phù hợp thị hiếu tiêu dùng, đặc biệt cần đầu tư nâng cao năng lực vận hành khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định của thị trường tiêu dùng quốc tế.

Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu
Ông Phùng Quốc Mẫn, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) chia sẻ tại tọa đàm.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng Thư ký, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tại tọa đàm khẳng định, là mũi nhọn xuất khẩu song hàng chục năm qua, dệt may Việt vẫn tồn tại nhiều thách thức từ việc đầu ra phụ thuộc quá nhiều vào đối tác xuất khẩu, chưa được khách hàng biết đến rộng rãi do phần lớn sản phẩm gia công để xuất khẩu cho thương hiệu bán lẻ nước ngoài.

Chính vì vậy, tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới là cơ hội tốt để doanh nghiệp dệt may Việt Nam xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam có ưu thế cạnh tranh về giá cả khi là nước trực tiếp sản xuất, kỹ thuật tay nghề và chất lượng sản phẩm được các nhà nhập nhập khẩu đánh giá tốt. Tuy nhiên, để tiếp cận với thị trường có tính cạnh tranh cao như Mỹ hay châu Âu sẽ còn rất nhiều khó khăn cần giải quyết.

Tại hội nghị này, các diễn giải đều cho rằng sự hỗ trợ toàn diện từ Amazon Global Selling là vô cùng quan trọng. Qua đó, cho phép các doanh nghiệp trong nước không chỉ tháo gỡ các nút thắt về vận hành và công nghệ, mà còn được cung cấp các kiến thức cần thiết để quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới hiệu quả. Từ đây, các doanh nghiệp có thể tập trung mang đến những sản phẩm với chất lượng xuất sắc và xây dựng thương hiệu may mặc Việt mạnh mẽ, được công nhận trên toàn cầu.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gỡ rào cản để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trên thương mại điện tử

Gỡ rào cản để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trên thương mại điện tử

Thanh toán không tiền mặt dần phổ biến, nhưng vẫn tồn tại nhiều rào cản, nhất là khi thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến qua thương mại điện tử.
Cơ hội để Việt Nam trở thành nền kinh tế số thứ hai ASEAN

Cơ hội để Việt Nam trở thành nền kinh tế số thứ hai ASEAN

Năm 2023, Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất ở ASEAN, đồng thời có tiềm năng trở thành nền kinh tế số có quy mô lớn thứ hai vào năm 2030.
Mở rộng đầu ra cho nông sản Ninh Thuận nhờ thương mại điện tử

Mở rộng đầu ra cho nông sản Ninh Thuận nhờ thương mại điện tử

Nhiều nông sản Ninh Thuận đã tìm được đầu ra ổn định nhờ kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.
Tiktoker Võ Hà Linh "bị tố" gian lận số mắt xem trên livestream

Tiktoker Võ Hà Linh "bị tố" gian lận số mắt xem trên livestream

Gần đây xuất hiện những tranh luận trên mạng xã hội xung quanh chuyện nữ tiktoker Võ Hà Linh có hay không gian lận mắt xem trên phiên livestream ngày 6/6 của cô
Ứng dụng AI trong công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử và kinh tế số

Ứng dụng AI trong công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử và kinh tế số

Công chức, viên chức Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sôi nổi học tập, tìm hiểu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xử lý công việc hàng ngày.

Tin cùng chuyên mục

Để kinh tế số - xã hội số thực sự trở thành động lực phát triển bền vững cho nền kinh tế

Để kinh tế số - xã hội số thực sự trở thành động lực phát triển bền vững cho nền kinh tế

Dù có nhiều cơ hội và trở thành xu hướng phát triển hiện nay, song hoạt động kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức.
Công điện của Thủ tướng về tăng cường quản lý thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Công điện của Thủ tướng về tăng cường quản lý thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Doanh số livestream của Quyền Leo Daily sụt giảm sau tin bị rà soát thuế

Doanh số livestream của Quyền Leo Daily sụt giảm sau tin bị rà soát thuế

Ngày 5/6, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily tiếp tục mở phiên livestream 150 tỷ, tuy nhiên doanh số đã có phần tụt hạng so với phiên 100 tỷ tháng trước.
Nhiều phiên livestream trăm tỷ vào

Nhiều phiên livestream trăm tỷ vào ''tầm ngắm'' của Tổng cục Thuế

Trước thông tin giới livestream bán hàng tuyên bố doanh thu hàng chục tỷ đến hàng trăm tỷ gây xôn xao dư luận, Tổng cục Thuế đã yêu cầu rà soát toàn diện.
Lãnh đạo TikTok nói gì về những phiên livestream doanh thu trăm tỷ?

Lãnh đạo TikTok nói gì về những phiên livestream doanh thu trăm tỷ?

Những phiên livestream doanh thu trăm tỷ là thật hay ảo đang được dư luận quan tâm. TikTok - nền tảng đã có nhiều phiên livestream trăm tỷ đã lên tiếng.
Kiểm soát hàng bán online qua chuyển phát nhanh: Khó do đâu?

Kiểm soát hàng bán online qua chuyển phát nhanh: Khó do đâu?

Hiện tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đối với các hàng thương mại điện tử qua đường chuyển phát nhanh khó kiểm soát và thiếu cơ chế phối hợp.
Sẽ sửa đổi, bổ sung quy định kinh doanh trên thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sẽ sửa đổi, bổ sung quy định kinh doanh trên thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử đã đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hơn 31.500 người livestream bán hàng vào

Hơn 31.500 người livestream bán hàng vào ''tầm ngắm'' của ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, người có doanh thu và thu nhập từ livestream bán hàng sẽ phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cảnh báo giả mạo phê duyệt thanh toán xử lý đơn hàng online

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cảnh báo giả mạo phê duyệt thanh toán xử lý đơn hàng online

Cục TMĐT và KTS nhận được phản ánh của báo chí về việc một số đối tượng trên mạng xã hội đăng tải văn bản giả mạo phê duyệt thanh toán xử lý đơn hàng online.
Đào tạo nhân lực đáp ứng tăng trưởng nhanh của thương mại điện tử

Đào tạo nhân lực đáp ứng tăng trưởng nhanh của thương mại điện tử

Phát triển thương mại điện tử tăng trưởng nhanh đang đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực này.
Giải pháp truy xuất nguồn gốc và ứng dụng hỗ trợ bán hàng trên nền tảng số

Giải pháp truy xuất nguồn gốc và ứng dụng hỗ trợ bán hàng trên nền tảng số

Sáng nay (30/5), tại Tòa nhà VCCI Thanh Hóa diễn ra hội thảo “Giải pháp truy xuất nguồn gốc và ứng dụng hỗ trợ bán hàng trên nền tảng số”
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thu hẹp khoảng cách đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thu hẹp khoảng cách đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các nhà sản xuất tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu, đưa hàng Việt vươn xa hơn nữa ra thị trường thế giới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã xây dựng và triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thương mại điện tử.
"Bùng nổ" thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

"Bùng nổ" thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Song song với sự "bùng nổ" của TMĐT, cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng nảy sinh những vấn đề nóng, cấp bách...
Xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam: 5 xu hướng nổi bật

Xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam: 5 xu hướng nổi bật

Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, định hình cho nền kinh tế xuất khẩu trực tuyến với 5 xu hướng nổi bật.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Doanh nghiệp Việt tạo kỳ tích

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Doanh nghiệp Việt tạo kỳ tích

Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 - Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu” diễn ra sáng nay, 22/5/2024 tại Hà Nội.
Ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics: Giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí

Ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics: Giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất mà còn phát triển bền vững.
Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Chuyển đổi số trong logistics - chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong logistics chính là chìa khóa cho phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế.
Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững

Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững

Ngày 16/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo ‘‘Ứng dụng công nghệ để phát triển ngành Thương mại điện tử và Logistics hiện đại, bền vững’’.
Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng

Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng

Sở Công Thương Bình Thuận đã phối hợp tổ chức Hội nghị giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động