Xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam: 5 xu hướng nổi bật

Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, định hình cho nền kinh tế xuất khẩu trực tuyến với 5 xu hướng nổi bật.
Phát triển bền vững logistics và thương mại điện tử: 3 yếu tố mấu chốt Thương mại điện tử xuyên biên giới: Doanh nghiệp Việt tạo kỳ tích

Ứng dụng thương mại điện tử trong phát triển kinh tế nói chung và thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa nói riêng được Chính phủ quan tâm chỉ đạo sát sao, ban hành nhiều chính sách thúc đẩy, và Bộ Công Thương phối hợp với các doanh nghiệp, ngành hàng triển khai quyết liệt.

Xuất khẩu qua thương mại điện tử Việt Nam: 5 xu hướng nổi bật
Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, định hình cho nền kinh tế xuất khẩu trực tuyến với 5 xu hướng nổi bật

Liên quan tới đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua thương mại điện tử, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 phê duyệt tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã triển khai các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp lớn như Amazon với những hoạt động hữu ích để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào sân chơi xuất khẩu trực tuyến toàn cầu.

Chia sẻ về thị trường xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam sau 5 năm tham gia hoạt động và có những hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt tham gia sàn thương mại điện tử của Amazon, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết: “Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là vô cùng lớn và tăng cường hợp tác với các cơ quan chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nắm bắt cơ hội toàn cầu này”.

Theo ông Gijae Seong, hiện có 5 xu hướng phát triển quan trọng, đặt nền móng cho ngành xuất khẩu qua thương mại điện tử sôi động, mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, thứ nhất là tăng tốc mở rộng kinh doanh toàn cầu: Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon tăng 300% trong 5 năm qua. Và chỉ số tăng trưởng mạnh mẽ này thể hiện sự linh hoạt, tinh thần chủ động vươn ra toàn cầu và sẵn sàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng quốc tế của các doanh nghiệp địa phương.

Thứ 2, năng lực xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam ngày càng tăng thể hiện thông qua việc tăng trưởng ấn của các doanh nghiệp trong nước với số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm. Sự đột phá này, theo đại diện Amazone, là phản ánh nỗ lực cất cánh toàn cầu mạnh mẽ của các doanh nghiệp địa phương, và củng cố vị thế của Việt Nam ngày càng tăng trong lĩnh vực xuất khẩu qua thương mại điện tử.

Thứ ba là tăng cường xây dựng thương hiệu: Trong 5 năm có mặt tại thị trường Việt Nam và tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, nhà bán hàng thương mại điện tử hàng đầu thế giới này đã nhận thấy số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình Đăng ký Thương hiệu (Brand Registry) của Amazon tăng gấp 35 lần. Đầu tư xây dựng thương hiệu quốc tế mạnh mẽ là một bước đi chiến lược, góp phần tăng cường sự trung thành của khách hàng, tăng tỉ lệ mua hàng lặp lại và sức mạnh định giá. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam đã khiến các doanh nghiệp này tự tin và quyết tâm mở rộng quy mô hiện diện cho thương hiệu trên toàn cầu, nâng cao khả năng hiển thị trực tuyến và khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới.

Thứ tư là tinh giản quá trình mở rộng và vận hành kinh doanh toàn cầu. Hiểu rõ tầm quan trọng của logistics trong tăng trưởng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ nhà bán hàng của Amazon để tinh giản khâu vận hành kinh doanh. Năm 2023, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam sử dụng Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) tăng hơn 300% so với năm 2019. Thông qua FBA, các doanh nghiệp có thể giảm tải khâu vận hành, tập trung vào cải tiến sản phẩm, và làm thông suốt quá trình xuất khẩu trực tuyến để hướng đến nấc thang tăng trưởng cao hơn. Việc tận dụng giải pháp vận hành đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hiện diện thương hiệu ra quốc tế một cách nhanh chóng, song song mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.

Xu hướng thứ năm là đa dạng hóa danh mục sản phẩm: Danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ các đối tác bán hàng Việt thông qua Amazone gồm: Sức khỏe và chăm sóc cá nhân, nhà cửa, nhà bếp, may mặc và làm đẹp. Xu hướng này phản ánh nỗ lực đổi mới không ngừng của các doanh nghiệp, liên tục mở rộng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng tăng của khách hàng. Lấy khách hàng làm trọng tâm là cách tiếp cập tạo yếu tố cạnh tranh quan trọng cho các doanh nghiệp Việt, cho thấy khả năng thích ứng linh hoạt để phát triển trên trường quốc tế, trở thành nhà cung ứng ngày một quan trọng trong thương mại điện tử xuyên biên giới.

Từ 5 xu hướng nổi bật nêu trên, để xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường thương mại toàn cầu, đã triển khai sáng kiến “Liên kết ngành nghề - Tăng trưởng cùng thương mại điện tử xuyên biên giới”. Đây là giai đoạn 2 của chương trình 'Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên đột phá' được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng với Amazon Global Selling thực hiện thời gian qua. Các hiệp hội cùng chung tay của sáng kiến này có thể kể đến như: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST); Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS); Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) và các hiệp hội ngành hàng cùng nhiều tổ chức khác.

Được biết, sáng kiến này sẽ triển khai những giải pháp hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp trong nước mong muốn được tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới nhưng lại chưa thực sự sẵn sàng, thiếu nguồn lực và nhân lực phù hợp để bắt đầu chuyển đổi số và nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.

Theo đại diện Amazon Global Selling, sáng kiến sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực trọng tâm: Ươm mầm nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho Việt Nam: Tăng cường các chương trình giáo dục và nâng cao kỹ năng kỹ thuật số để phát triển đội ngũ nhân lực và lãnh đạo cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đồng thời, thúc đẩy mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới bằng cách mở rộng và tăng cường năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ trong ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau để hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong nước hơn.

Bên cạnh đó, kết nối và tăng cường nội lực cho sản xuất địa phương bằng cách kết nối các đối tác bán hàng và chủ sở hữu thương hiệu với các nhà sản xuất trên cả nước để mở rộng lựa chọn sản phẩm mới từ Việt Nam.

Cuối cùng là quảng bá thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, góp phần gia tăng giá trị của hàng Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương: “Xuất khẩu trực tuyến đã mang đến cơ hội rộng mở trên toàn cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi quy mô. Để thúc đẩy TMĐT trở thành một trụ cột tiên phong của nền kinh tế số vào năm 2025, Chính phủ đã thực hiện các chính sách chiến lược tích hợp các công nghệ tiên tiến của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Điều này sẽ thúc đẩy hiệu quả trong các chu kỳ kinh doanh, hiện đại hóa hệ thống phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Kích hoạt giai đoạn 2 của chương trình 'Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên đột phá' đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực không ngừng nghỉ của chúng tôi với Amazon Global Selling nhằm trao quyền cho hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam tăng cường chuyển đổi kỹ thuật số, tiếp cận xu hướng tiêu dùng toàn cầu, tận dụng các công cụ phù hợp và thành công trong việc xuất khẩu thông qua thương mại điện tử".

Thùy Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Bên cạnh việc tham gia chương trình OCOP, miến dong Nhân Đức còn lựa chọn Sàn Việt làm bệ phóng cho hành trình chinh phục thị trường trên cả nước.
Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt hợp tác xã Háng Đồng, đặc sản Tây Bắc, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên Sàn Việt, nhanh chóng vươn xa toàn quốc với lượng đơn hàng vượt trội.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Đưa nông sản tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp nông dân chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra một hướng đi mới, hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi trên sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra hướng đi mới.
Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử.
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Bộ Công Thương ban hành quyết định rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú, An Giang đang được phân phối rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Sàn Việt, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và tin cậy.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt vừa được khai mạc. Đây là một trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương quyết định rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Theo thông báo, EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon. Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng tải các bản câu hỏi điều tra.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston xây dựng kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư tại Hoa Kỳ.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động