Thứ hai 25/11/2024 23:58

Xúc tiến thương mại trên nền tảng số: Bước chuyển lớn

Bộ Công Thương đang tích cực tham vấn các chuyên gia để xây dựng khung kiến trúc và chương trình hành động cụ thể cho Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) giai đoạn 2021 - 2030", dự kiến ban hành vào quý I/2022. Đề án được kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển lớn trong hoạt động XTTM.
Xây dựng khung kiến trúc mở và linh hoạt

Theo ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công Thương), đây là đề án đầu tiên của ngành Công Thương thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Đề án được thiết kế theo khung tổng thể thống nhất của Chính phủ điện tử. Doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh, hợp tác xã sẽ là đối tượng hưởng lợi chính của đề án.

Một trong những nội dung cơ bản của đề án là xây dựng và phát triển Hệ sinh thái XTTM số (DECOBIZ). Đây là kết cấu hạ tầng mềm, bao gồm các trụ cột: Thông tin thị trường, hội chợ triển lãm trực tuyến, giao thương, tư vấn - huấn luyện, logistics. "Đặc biệt, nền tảng chuyên ngành (Sandbox)- DECOBIZ sẽ là hệ sinh thái mở, luôn được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các ứng dụng cho phù hợp với bối cảnh thực tế"- bà Nguyễn Thị Minh Thúy - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin XTTM (INTEC), Cục XTTM - nhấn mạnh. Trong DECOBIZ, quản trị thông tin XTTM sẽ là hệ thống lõi, chứa dữ liệu của hệ sinh thái. Cục XTTM đã phát triển hệ thống thông tin điều hành XTTM số trong hệ thống quản trị, đưa vào sử dụng hơn một năm qua và đã đạt được một số kết quả ban đầu.

Chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại là yêu cầu cấp thiết

Hiện, một số ứng dụng trong DECOBIZ cũng đã được thử nghiệm và ghi dấu tích cực trong xúc tiến xuất khẩu nông sản. Trong đó, bản đồ XTTM nông sản đã hoàn thành giai đoạn 1. Bản đồ này hiển thị thông tin khá đầy đủ về sản phẩm như địa điểm trồng, truy suất nguồn gốc, được trồng theo tiêu chuẩn nào, mã số vùng trồng. Nền tảng truy suất nguồn gốc XTTM (iTrace 247) hiển thị bằng một số ngôn ngữ nước ngoài, giúp tạo niềm tin và khẳng định thương hiệu sản phẩm với khách hàng quốc tế…

Tạo môi trường pháp lý thông thoáng

Ông Vũ Bá Phú cho biết, Bộ Công Thương sẽ sớm hoàn thành chương trình hành động cho đề án để triển khai trong năm 2022. Chương trình hành động đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng năm, sau mỗi năm, sẽ tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để đề xuất kiến nghị điều chỉnh mục tiêu trong năm tới. Căn cứ chương trình hành động được ban hành, hàng năm, Sở Công Thương địa phương sẽ làm đầu mối đề xuất nhiệm vụ cụ thể của tỉnh tham gia DECOBIZ; nền tảng, tiện ích phù hợp với thực tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong XTTM thời điểm hiện tại không còn là lựa chọn mà đã là sự bắt buộc cho mỗi quốc gia, DN nhằm thích nghi với bối cảnh thương mại mới. Để chuyển đổi số trong XTTM diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, cần quan tâm, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, chú ý đến phương tiện và mô hình chuyển đổi số. Đặc biệt, chú trọng đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số cho DN và cải cách thủ tục hành chính, thuế nhập khẩu… tạo tiền đề cho công tác XTTM trên môi trường số ngày càng hiệu quả.

Theo bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc cập nhật, chia sẻ dữ liệu tiến tới hệ thống hóa là yếu tố tiên quyết đối với chuyển đổi số trong XTTM; sự tương thích, gắn kết chuyển đổi số trong XTTM với các lĩnh vực khác như xử lý tranh chấp trong thương mại trực tuyến là cần thiết. Cùng đó, cần xanh hóa XTTM, XTTM gắn với từng thị trường cụ thể và thị trường truyền thống...

Đóng góp ý kiến cho chương trình hành động về chuyển đổi số trong hoạt động XTTM của Bộ Công Thương, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam bày tỏ, cần đảm bảo tính tiếp cận và hiểu rõ mối quan tâm của DN với dự án, mới có thể đảm bảo XTTM chuyển đổi số thành công. Khuyến khích chương trình hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử lớn. Sự tham gia của các ngân hàng như một đơn vị đồng hành về tài chính giúp DN mạnh dạn tham gia XTTM số.

Bộ Công Thương sẽ hướng dẫn cụ thể, cùng với các địa phương tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các đối tượng và triển khai Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động XTTM giai đoạn 2021 - 2030" theo lộ trình đã đặt ra.
Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch