Thứ ba 26/11/2024 18:37

Xúc tiến cung cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái - công bằng

Dự án Xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái – công bằng tại Việt Nam (dự án Eco-fair) triển khai với mục tiêu thúc đẩy sản xuất bền vững và thị trường cho các sản phẩm chế biến nông sản sinh thái - công bằng ở Việt Nam, góp phần vào sự thịnh vượng, giảm nghèo, tăng cường sinh kế, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

Dự án xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái – công bằng tại Việt Nam đã được khởi động triển khai ngày 24/11, tại Hà Nội, được tài trợ bởi Liên minh châu Âu, Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) chủ trì phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu tư vấn Sáng tạo và Phát triển bền vững (CCS); Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC); Công ty Funzilife Ltd (Funzi).

Lễ khởi động dự án

Dự án Eco Fair hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (như không đói nghèo, bình đẳng giới, tiêu dùng có trách nhiệm). Sản xuất sinh thái - công bằng tuân theo các yêu cầu môi trường bền vững, vòng đời sản phẩm và sử dụng hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong khi cách tiếp cận và các tiêu chuẩn của Thương mại công bằng đảm bảo mọi vấn đề liên quan đến các vấn đề xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới và cơ hội bình đẳng, không có lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, không phân biệt đối xử, công bằng giới và trao quyền kinh tế cho phụ nữ và thanh toán công bằng, v.v. Bằng cách phát triển kinh doanh thương mại sinh thái và công bằng, sẽ giúp bảo vệ các quyền bản địa, quyền con người, vấn đề giới và môi trường của người sản xuất và người lao động (phần lớn trong số họ là nữ) được tôn trọng và bảo vệ.

Ông Koen Duchateau, Trưởng Ban Hợp tác Phát triển, Phái đoàn Liên minh Châu Âu cho biết, Thỏa thuận Xanh của EU (The EU’s Green Deal) là chương trình nghị sự về tăng trưởng của châu Âu trong những thập kỷ tới, nhằm thúc đẩy việc sử dụng tuần hoàn tài nguyên trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng, đảm bảo chế biến thực phẩm xanh hơn và bền vững hơn, thiết lập các tiêu chuẩn đầy tham vọng cho sản phẩm, giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm, trao cho người tiêu dùng thêm các lựa chọn hàng ngày đối với sản phẩm và dịch vụ. Dự án EU SWITCH-Asia mới này mang đến cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam nhằm thúc đẩy cách tiếp cận có hệ thống trong lĩnh vực nông sản thực phẩm bằng cách thu hút sự tham gia của các bên liên quan trong chuỗi giá trị và các nhà hoạch định chính sách nhằm đạt được sự chuyển đổi sang các hoạt động tiêu dùng và sản xuất bền vững hơn.

TS. Nguyễn Bảo Thoa, giám đốc dự án chia sẻ, các sản phẩm sinh thái-công bằng là nguồn sản phẩm uy tín, chất lượng, tốt cho sức khỏe mà người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng. Tiêu thụ các sản phẩm bền vững đem lại cho người tiêu dùng cảm giác đang làm việc có ý nghĩa và đúng đắn, đem đến cho cuộc sống của họ nhiều giá trị mới. Giúp giảm tác động từ việc tiêu dùng của họ đến môi trường, như ô nhiễm, xói mòn đất, thiếu hụt tài nguyên. Bằng cách lựa chọn các sản phẩm này, người tiêu dùng góp phần thay đổi nhận thức xã hội và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các thế hệ sau.

“Tương lai của trái đất và thế hệ mai sau hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta. Sự thay đổi của từng cá nhân sẽ tạo nên sức cộng hưởng vĩ đại. Chúng tôi hy vọng dự án sẽ nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong việc chuyển đổi sang sản xuất bền vững hơn và đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng trong hành trình thay đổi này” – TS Nguyễn Bảo Thoa cho biết.

Dự án Eco-fair hướng đến một số kết quả chính như 1.000 doanh nghiệp được đào tạo qua ứng dụng di động mobile, 200 doanh nghiệp được đánh giá nhanh về việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP), 200 sản phẩm sinh thái công bằng được thương mại hoá, các doanh nghiệp được lựa chọn để hỗ trợ trong các lĩnh vực tiếp cận tài chính xanh, phát triển sản phẩm mới và công nghệ sạch, chứng nhận sinh thái – công bằng, 500.000 người tiêu dùng nâng cao nhận thức và ủng hộ tiêu dùng bền vững. Ngoài ra, các doanh nghiệp đã có chứng nhận bền vững sẽ được kết nối với khách hàng có yêu cầu mua hàng bền vững trên toàn thế giới với dự kiến doanh số cho các mặt hàng được chứng nhận sinh thái – công bằng từ Việt Nam cho 4 tiểu ngành (gạo, điều, rau củ chế biến và hoa quả chế biến) được tăng lên ít nhất 30%.

Trong giai đoạn 3 năm thực hiện từ 2020 – 2023, Dự án sẽ thúc đẩy tiêu dùng bền vững các sản phẩm chế biến nông nghiệp sinh thái - công bằng ở Việt Nam, từ đó góp phần vào sự thịnh vượng kinh tế và phát triển sinh kế bền vững và kinh tế xanh trong quá trình chuyển đổi hướng tới một nền kinh tế carbon thấp, hiệu quả tài nguyên và kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Khẳng định Bộ Công Thương sẽ đồng hành với dự án, bà Nguyễn Minh Thúy – Giám đốc Trung tâm ứng dụng – Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương nêu rõ, đối tượng của dự án là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ. Đây cũng là đối tượng doanh nghiệp mà Cục Xúc tiến thương mại hướng đến và có nhiều giải pháp hỗ trợ. Bên cạnh đó, hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về tiêu dùng bên vững và xây dựng mạng lưới tiêu dùng bền vững sản phẩm sinh thái công bằng khá phù hợp với xu thế phát triển trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, mục tiêu xúc tiến thương mại công bằng thông qua nên tảng thương mại điện tử bền vững và xây dựng mạng lưới các nhà bán lẻ là một trong những hoạt động mà VIRI và Cục Xúc tiến thương mại đang nỗ lực triển khai. Cụ thể, Cục đang thực hiện dự án thương mại vì sự phát triển bền vững, trong đó có triển khai nhiều giải pháp như ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển bền vững. Mục tiêu cuối cùng là tăng năng lực tiếp cận tài chính xanh cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. “Do đó, các hoạt động bền vững của dự án có thể được cùng xây dựng và triển khai thành công” – bà Nguyễn Minh Thúy nhấn mạnh.

Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch