Thứ ba 06/05/2025 18:23

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng.

Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2025 do Cục Thống kê - Bộ Tài chính công bố sáng 6/5, trong tháng Tư, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 74,32 tỷ USD, giảm nhẹ 1,4% so với tháng trước, song tăng mạnh 21,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả phản ánh sự hồi phục tích cực và bền vững của hoạt động thương mại quốc tế, trong bối cảnh nhiều thị trường lớn có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh thương mại. Riêng trong tháng Tư, kim ngạch xuất khẩu đạt 37,45 tỷ USD, giảm 2,8% so với tháng 3, chủ yếu do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm 6%.

Tuy nhiên, khu vực kinh tế trong nước lại đạt mức tăng trưởng ấn tượng 5,2%, đạt 11,66 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 19,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng vượt trội 25,7%, còn khu vực FDI tăng 17,2%.

Xuất nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2025 (Nguồn: Biểu đồ của Cục Thống kê, Bộ Tài chính)

Lũy kế bốn tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 140,34 tỷ USD, tăng 13%. Khu vực kinh tế trong nước đóng góp 40,74 tỷ USD, tăng 18,1% và chiếm 29% tổng kim ngạch. Trong khi đó, khu vực FDI đạt 99,6 tỷ USD, tăng 11%, chiếm tới 71%.

Đáng chú ý, đã có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó 7 mặt hàng vượt mốc 5 tỷ USD, phản ánh cơ cấu xuất khẩu đang ngày càng tập trung vào những ngành hàng chủ lực, có hàm lượng giá trị cao.

Về cơ cấu, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm ưu thế với kim ngạch 123,71 tỷ USD (chiếm 88,2%), theo sau là nhóm hàng nông sản, lâm sản với 12,39 tỷ USD (8,8%), thủy sản đạt 3,21 tỷ USD (2,3%), và nhóm nhiên liệu, khoáng sản đạt 1,03 tỷ USD (0,7%). Điều này cho thấy, Việt Nam đang duy trì định hướng xuất khẩu dựa vào công nghiệp chế biến sâu, đồng thời vẫn đảm bảo vị trí cho nông, thủy sản trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư ở mức hợp lý

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2025 đạt 36,87 tỷ USD, gần như tương đương tháng 3 (36,88 tỷ USD). Khu vực kinh tế trong nước tăng nhẹ 3,6%, đạt 14,48 tỷ USD, trong khi khu vực FDI giảm 2,2%, còn 22,39 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2024, nhập khẩu tháng Tư tăng mạnh 22,9%, với khu vực trong nước tăng 26% và khu vực FDI tăng 21%.

Tính trong bốn tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 136,55 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập 51,26 tỷ USD (tăng 21,1%), khu vực FDI nhập 85,29 tỷ USD (tăng 17,1%). Có 25 mặt hàng đạt trị giá nhập khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 2 mặt hàng vượt mốc 5 tỷ USD, cho thấy mức độ phục hồi rõ nét của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Về cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất tiếp tục chiếm ưu thế tuyệt đối với tổng kim ngạch 128,17 tỷ USD, chiếm 93,9% tổng nhập khẩu. Trong đó, nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 50,6%; nhóm nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 43,3%. Nhóm vật phẩm tiêu dùng đạt 8,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khiêm tốn 6,1%, phù hợp với xu hướng ưu tiên nhập khẩu phục vụ sản xuất hơn là tiêu dùng.

Cán cân thương mại tiếp tục duy trì thặng dư, nhưng đã thu hẹp so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu sơ bộ, tháng Ba xuất siêu 1,63 tỷ USD, quý I xuất siêu 3,21 tỷ USD, tháng Tư xuất siêu 0,58 tỷ USD, đưa tổng mức xuất siêu bốn tháng đầu năm đạt 3,79 tỷ USD (trong khi cùng kỳ năm 2024 xuất siêu tới 9,06 tỷ USD).

Xuất nhập khẩu hàng hoá 4 tháng đầu năm 2025 đạt gần 277 tỷ USD. (Ảnh: Moit)

Phân tích theo khu vực, khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nhập siêu 10,52 tỷ USD, trong khi khu vực FDI xuất siêu mạnh mẽ 14,31 tỷ USD, củng cố vai trò của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cân đối thương mại quốc gia.

Về thị trường, Hoa Kỳ vẫn là đối tác xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 43,4 tỷ USD trong bốn tháng đầu năm và là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam với mức thặng dư lên tới 37,7 tỷ USD (tăng 24,9%).

Tiếp đó, xuất siêu sang EU đạt 13,4 tỷ USD (tăng 16,8%), Nhật Bản 0,7 tỷ USD (tăng gấp đôi). Ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 53,2 tỷ USD, đi kèm mức nhập siêu rất lớn 35,1 tỷ USD (tăng 44,2%). Việt Nam cũng nhập siêu 9,6 tỷ USD từ Hàn Quốc (tăng 9,5%) và 5,4 tỷ USD từ ASEAN (tăng 83,1%).

Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm ưu thế với kim ngạch 123,71 tỷ USD (chiếm 88,2%), theo sau là nhóm hàng nông sản, lâm sản với 12,39 tỷ USD (8,8%), thủy sản đạt 3,21 tỷ USD (2,3%) và nhóm nhiên liệu, khoáng sản đạt 1,03 tỷ USD (0,7%). Điều này cho thấy, Việt Nam đang duy trì định hướng xuất khẩu dựa vào công nghiệp chế biến sâu, đồng thời vẫn đảm bảo vị trí cho nông, thủy sản trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Lê Trang
Bài viết cùng chủ đề: kim ngạch nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ