Thứ tư 20/11/2024 09:37

Xuất khẩu nông sản sang Anh: Sớm tận dụng cơ hội từ UKVFTA, mở rộng thị phần

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đã giúp nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Anh so với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các nước chưa có FTA với Anh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể tận dụng được lợi thế cạnh tranh này nếu sản phẩm đáp ứng được yêu cầu chất lượng và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Anh.

Nhiều dư địa

Hàng năm, các doanh nghiệp Anh nhập khẩu một lượng lớn rau quả, nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Năm 2020, Anh nhập khẩu hơn 5,7 triệu tấn quả trị giá gần 6,4 tỷ Bảng (khoảng 9 tỷ USD). Trong đó, rau quả từ Việt Nam đạt trị giá 11.597.093 USD, chiếm thị phần 0,18%.

Năm 2020, hạt điều xuất khẩu sang Anh đạt hơn 16 ngàn tấn, chiếm 71% thị phần hạt điều nhập khẩu vào Anh

Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã hiện diện tại thị trường Anh, như cà phê, hạt điều và hạt tiêu được tiêu thụ khá tốt trong các siêu thị lớn. Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, năm 2020, hạt điều xuất khẩu sang Anh đạt hơn 16 ngàn tấn, trị giá hơn 92 triệu USD, chiếm 71% thị phần; hạt tiêu xuất khẩu hơn 5.620 tấn, chiếm gần 40% thị phần; còn cà phê xuất khẩu 27.915 tấn, chiếm gần 5% thị phần cà phê nhập khẩu vào Anh. Trong khi đó, gạo và trái cây như nhãn, vải, thanh long cũng đã có mặt nhưng chủ yếu được bày bán tại các siêu thị nhỏ lẻ phục vụ cộng đồng người Việt và một phần nhỏ cộng đồng người gốc Á, chưa thâm nhập được các siêu thị lớn của Anh.

Điều này cho thấy, vẫn còn nhiều dư địa cho các mặt hàng nông sản, rau quả của Việt Nam vào thị trường này. Đặc biệt, Hiệp định UKVFTA đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, với hơn 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả xuất khẩu vào Anh được giảm về mức 0%.

Ông Nguyễn Cảnh Cường – Thám tán Thương mại Việt Nam tại Anh – cho biết, Hiệp định UKVFTA đã giúp nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Anh so với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các nước chưa có FTA với Anh. Trước khi có UKVFTA, nhiều nông phẩm Việt Nam hầu như không thể cạnh tranh với nông phẩm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nam Phi hay Ấn Độ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể tận dụng được lợi thế cạnh tranh này nếu sản phẩm đáp ứng được yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn Anh và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Anh. Đây có thể coi là một thách thức mà không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể vượt qua” - ông Nguyễn Cảnh Cường nhấn mạnh.

Nhanh chóng nắm bắt cơ hội

Mặc dù, cơ hội từ UKVFTA đã có nhưng theo ông Nguyễn Cảnh Cường, cơ hội không chờ đợi ai và có thể không kéo dài khi Chính phủ Anh đang quyết tâm đẩy nhanh tiến trình gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và theo đuổi các FTA song phương với các đối tác thương mại lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhanh chóng tận dụng lợi thế của Việt Nam, để tiếp cận và mở rộng thị trường sang nước này.

Là một thị trường lớn, song thị trường Anh cũng đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng nông sản, rau quả và rất cạnh tranh. Ông Nguyễn Cảnh Cường cũng lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập sâu hơn xứ sở sương mù, cần thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, hay EurepGAP và các áp dụng các quy chuẩn quản trị quốc tế (ISO, SA (tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội), ILO (tiêu chuẩn lao động quốc tế). Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam phải có khả năng đảm bảo nguồn cung ổn định cả về số lượng và chất lượng để phát triển quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác của Anh.

Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản sang thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Anh đã nỗ lực, tổ chức nhiều hoạt động kết nối giao thương đa dạng. Vừa qua, ngày 15/7/2021, Thương vụ đã tổ chức thành công Hội thảo và giao thương trực truyến hàng nông sản để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiếp cận một số doanh nghiệp nhập khẩu Anh. Kết quả sau hội thảo, một số doanh nghiệp Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu rau quả sang chợ đầu mối Birmingham - một trong những trung tâm bán buôn rau quả lớn nhất của Anh. Một số công ty nhập khẩu Anh cũng dự kiến nhập khẩu hoa quả sấy khô, hạt điều, mứt dừa khô,… của Việt Nam.

Ngoài ra, Thương vụ Anh cũng đang chuẩn bị tổ chức tiếp một hội thảo về thương mại nông phẩm vào ngày 28/9/2021 tại London với khách mời chủ yếu là giám đốc mua hàng của các chuỗi siêu thị lớn và các công ty nhập khẩu nông sản tại Anh. Ông Nguyễn Cảnh Cường kỳ vọng, các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam sẽ tham gia hội thảo này để đưa nông phẩm chất lượng cao của Việt Nam vào bán trong các siêu thị lớn của Anh.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định UKVFTA

Tin cùng chuyên mục

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm