Thứ năm 05/12/2024 02:39

Xuất khẩu gạo sang EU: Đừng để lỡ cơ hội

Việc 30.000 tấn gạo thơm của Việt Nam được hưởng thuế 0% theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là điều kiện rất thuận lợi để gạo Việt tăng giá trị, khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Tuy vậy, do vướng ở khâu cấp giấy chứng nhận gạo thơm nên không ít doanh nghiệp (DN) chưa thể tận dụng được cơ hội này.
Theo Bộ Công Thương, quy định tại Hiệp định EVFTA hiện có 9 giống lúa thơm gồm: Jasmine 85, ST 20, ST 5, Nàng Hoa 9, VD 20, RVT, OM 4900, OM 5451 và Tài nguyên Chợ Đào. Và để được miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch, gạo thơm phải được chứng nhận đảm bảo tính đúng giống.

Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, ngày 4/9/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU. Đến ngày 7/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Quyết định hướng dẫn các DN thủ tục làm chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU. Tuy vậy, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ đầu năm tới nay chưa DN nào được cấp giấy chứng nhận gạo thơm để hưởng ưu đãi thuế theo cam kết EVFTA.

Thiếu giấy chứng nhận, gạo thơm của Việt Nam có thể lỡ cơ hội hưởng ưu đãi thuế theo EVFTA

Ông Phan Văn Có - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice - cho biết, gần đây DN này đã "vuột mất" hợp đồng xuất khẩu trên 1.500 tấn gạo thơm Jasmine 85 đi EU do phía đối tác phản hồi cần mua theo ưu đãi từ EVFTA và DN chưa xin được giấy xác nhận.

Nguyên nhân theo ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ), việc kiểm tra đúng giống gạo thơm hiện do các đơn vị khảo nghiệm giống cây trồng (thuộc Cục trồng trọt- Bộ NN&PTNT) thực hiện. Nghĩa là DN muốn được Cục trồng trọt cấp giấy xác nhận thì phải có giấy kiểm tra đồng ruộng từ Trung tâm khảo nghiệm (ước tính chi phí kiểm nghiệm trên dưới 200.000 đồng/ha) nên hầu như các DN không thuê đơn vị này kiểm tra vì bất cập cũng như phát sinh chi phí.

Trên thực tế, theo các DN, EU không yêu cầu Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, chất lượng lô gạo thơm của DN đạt mức độ nào. Và DN xuất khẩu phải tự chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng của lô gạo đó. Bộ NN&PTNT có thể tham khảo và phát hành giấy chứng nhận tên hàng hóa đi vào EU, góp phần hiện đại hóa các thủ tục hành chính và thuận tiện cho DN xuất khẩu.

"Việc làm sao cho phù hợp và không phát sinh chi phí khi xin cấp giấy xác nhận là điều cần lúc này để Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội được hưởng thuế ưu đãi từ EVFTA"- ông Phan Văn Có nêu ý kiến.

Với những bất cập trên, tại buổi làm việc với Tổ công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp của Bộ Công Thương vừa qua, ông Phạm Thái Bình đã kiến nghị Bộ Công Thương có ý kiến về cấp giấy xác nhận gạo thơm để gạo Việt khi xuất khẩu sang EU không bỏ lỡ cơ hội hưởng thuế. Trước kiến nghị của DN, đại diện Tổ công tác cho biết sẽ có kiến nghị Chính phủ để xem xét lại việc cấp giấy chứng nhận theo một cửa nhằm tránh phiền hà, phát sinh chi phí.

Sản phẩm gạo chất lượng cao xuất khẩu đều được sử dụng giống bản quyền của Việt Nam, gieo trồng, thu hoạch và chế biến đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe.
Thùy Dương

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Xuất khẩu cao su sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD