Thứ hai 23/12/2024 21:38

Xuất khẩu Bình Dương lấy lại đà tăng trưởng

Bức tranh kinh tế trong những tháng đầu năm của Bình Dương có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt xuất khẩu đang trở lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng.

Xuất khẩu tăng hơn 28%

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn rất khó đoán định, nhu cầu hàng hóa tại nhiều thị trường lớn sụt giảm, song các ngành, lĩnh vực kinh tế của Bình Dương trong những tháng đầu năm 2024 tiếp tục hồi phục, tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng tích cực. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu đang trở lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng.

Kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ 2 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương tăng hơn 88% so với cùng kỳ năm 2023

Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, sản xuất công nghiệp của tỉnh trong tháng 2 đầu năm 2024 tiếp tục có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 3,33% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2 tháng năm 2023 giảm 3,82%).

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng năm 2024 của Bình Dương đạt gần 5,4 tỷ USD, tăng 28,1% so cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 31%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 4,4 tỷ USD, tăng 27,5% so cùng kỳ.

Với việc triển khai quyết liệt, kịp thời các nhóm giải pháp của Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND Bình Dương… đã và đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, ngành hàng lấy lại đà phục hồi và tăng trưởng cho hoạt động xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2024.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Dương trong 2 tháng năm 2024 lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng so với cùng kỳ năm 2023. Đơn cử ngành gỗ, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn gần 1,1 tỷ USD, tăng 88,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 20,432% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Trong đó, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ chiếm 82,8% tổng số, tăng 93,4% so với cùng kỳ; thị trường châu Âu chiếm 4,5%, tăng 67,3%; Nhật Bản chiếm 3,2%, tăng 40,1%; Canada chiếm 2,9%, tăng 34,6%; Hàn Quốc chiếm 1,5%, tăng 44,3%...

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt gần 526 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 9,8% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu da giày 2 tháng đầu năm 2024 đạt gần 299 triệu USD. Còn xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cũng đạt 225,5 triệu USD, tăng 52,3 so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 4,2% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh…

Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ có xu hướng phục hồi tích cực, các doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu trở lại sau thời gian dài gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, các doanh nghiệp đang tích cực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để gia tăng đơn hàng ở cả thị trường truyền thống và các thị trường mới.

Bà Dương Tú Trinh - Phó giám đốc Công ty TNHH Gỗ Đức Thiện (TP. Tân Uyên, Bình Dương) - cho biết: Gần đây, dấu hiệu lạm phát ở Mỹ, thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam đã bớt gay gắt hơn. Thêm vào đó, hàng tồn kho ở nước này được tích lũy trước đại dịch tới nay đã bán gần hết và họ sẽ quay vòng để đặt hàng trở lại trong năm nay, đặc biệt là quý III/2024. “Hiện công ty đã có đơn hàng đến tháng 6/2024 và dự kiến trong năm nay sẽ đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khoảng 20%” - bà Dương Tú Trinh chia sẻ.

Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo đánh giá Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, những tháng đầu năm 2024 hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã xuất hiện nhiều tín hiệu khả quan. Đặc biệt, kết quả này cho thấy năng lực của các doanh nghiệp đã cải thiện nhiều nhờ sự thích ứng và tận dụng được cơ hội của thị trường, điều này tạo niềm tin tăng trưởng tích cực trong cả năm.

Bà Dương Tú Trinh - Phó giám đốc Công ty TNHH Gỗ Đức Thiện - cho rằng: Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ đặt ra nhiều bài toán mới đối với doanh nghiệp, đòi hỏi chương trình xúc tiến thương mại phải được nâng cao và mở rộng, đi kèm với các chính sách mang tính chiến lược của Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu ngày càng hiệu quả hơn.

Để tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho biết: Trong thời gian tới, Sở tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ một số giải pháp trọng tâm như: Phối hợp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương, mở rộng thị trường, ký kết các đơn hàng xuất khẩu mới ngoài các thị trường truyền thống như: Trung Đông, Ấn Độ, Nam Mỹ… cũng như thị trường của các Hiệp định thương mại tự dođã, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường qua các sàn thương mại điện tử Alibaba.com…

Cùng với đó, triển khai hiệu quả, kịp thời các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ động nguyên liệu nội khối để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội mở cửa thị trường, ông Nguyễn Thanh Toàn cho rằng, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển được nguồn hàng cho xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng và bảo đảm đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do. Mặt khác, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt được cơ hội, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định này để được hưởng nhiều lợi ích từ thuế suất thấp, cơ chế hỗ trợ giữa các thành viên, thông qua việc gỡ bỏ rào cản phi thuế quan.

Năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu của Bình Dương đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là những đối tác lớn đối với ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh (gỗ, dệt may, da giày). Theo đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 31,8 tỷ USD, giảm 7,3% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 23,1 tỷ USD, giảm 7%.
Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển