Xóa “vùng lõi nghèo”: Cần sự chung tay toàn xã hội

Trung du và miền núi phía Bắc vẫn là “vùng lõi nghèo" của cả nước khi tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022 là 22%, gấp gần 3 lần bình quân cả nước.
Đầu tư có trọng điểm cho vùng lõi nghèo Tỷ phú vùng lõi nghèo

Đạt mục tiêu nhưng chưa bền vững

Sau hơn 35 năm đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Việt Nam là một trong những điểm sáng của thế giới về xóa đói, giảm nghèo.

Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo nước ta đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn dưới 3%, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm nghèo.

Xóa “vùng lõi nghèo”: Cần sự chung tay toàn xã hội
Trung du và miền núi phía Bắc vẫn là “vùng lõi nghèo" của cả nước. Ảnh minh họa

Đối với chương trình giai đoạn 2021 – 2025, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hệ thống cơ chế, chính sách giảm nghèo được ban hành đồng bộ, toàn diện. Các chính sách giảm nghèo thường xuyên đã góp phần hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản; chính sách tín dụng xã hội đã hỗ trợ người dân vay vốn để tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo sinh kế; nguồn lực xã hội hóa góp phần hỗ trợ người dân giải quyết một số nhu cầu cấp thiết như nhà ở, sinh kế, cải thiện đời sống.

Ước tính, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 sẽ còn khoảng 2,93%, giảm 1,37% so với năm 2022; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33%, giảm 5,62%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82%, giảm 3,2%, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Dự kiến cuối năm 2023, có thêm 9 xã được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt khoảng 18,5% so với mục tiêu 30% theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Dù đã đạt được những kết quả tích cực, song không ít ý kiến lo ngại công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nước ta còn nhiều thách thức: Giảm nghèo đa chiều chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, đặc biệt tại các vùng “lõi nghèo”.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trung du và miền núi phía Bắc vẫn là “vùng lõi nghèo" của cả nước khi tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022 là 22%, gấp gần 3 lần bình quân cả nước.

Trong bài viết: “Giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở nước ta hiện nay”, TS. Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã chỉ ra một số nguyên nhân của những hạn chế, bất cập như: Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở thiếu ổn định; một bộ phận cán bộ, công chức còn thiếu kinh nghiệm, hạn chế trong nhận thức và thực hiện chính sách; chưa có cách tiếp cận hiệu quả với vấn đề mới nảy sinh.

Nhận thức, trách nhiệm và nỗ lực vì sự nghiệp giảm nghèo bền vững ở các ngành, các cấp chưa đồng đều; công tác phối hợp, thực hiện trách nhiệm của các ngành ở Trung ương và địa phương trong xây dựng và thực hiện các chính sách giảm nghèo có lúc còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý các vấn đề liên ngành. Vẫn còn một bộ phận người dân có tư tưởng trông chờ ỷ lại, chưa quyết tâm tự vươn lên thoát nghèo…

Cùng bàn về vấn đề này, một số ý kiến cho hay, vướng mắc đầu tiên phải kể đến khó khăn về chính sách. Các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành, hướng dẫn tiêu chí phân bổ vốn chậm ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình. Nguồn lực thực hiện chương trình chưa đủ để đáp ứng nên không theo kịp với thực tiễn, gây khó khăn trong triển khai thực hiện…

Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số đạt hiệu quả chưa cao. Phần lớn lao động sau khi học nghề xong không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng doanh nghiệp phải đào tạo lại. Việc đầu tư còn dàn trải, suất đầu tư quá thấp, nhiều khi số tiền chỉ mang tính hỗ trợ, rất khó để đầu tư cho một công trình xây dựng, nên việc đầu tư trở nên manh mún…

Rà soát cơ chế, chính sách để điều chỉnh hợp lý

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vùng trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Thời gian qua, vùng trung du và miền núi phía Bắc đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của cả nước song quy mô còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 8 - 9% GRDP cả nước, chưa địa phương nào trong vùng tự cân đối được ngân sách, phát triển vùng ở nhiều lĩnh vực còn thấp hơn mức trung bình cả nước; liên kết, hợp tác giữa các địa phương chưa thực chất, hiệu quả thấp, đặc biệt là phát triển hợp tác với các địa phương ngoài vùng và với các tỉnh của Lào, Trung Quốc, giải quyết các vấn đề mang tính toàn vùng như lao động, việc làm, thị trường tiêu thụ, môi trường, hệ thống kết nối giao thông, nhất là kết nối với các tuyến cao tốc, quốc lộ trong vùng…

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ nhất Hội đồng Điều phối Vùng trung du và miền núi phía Bắc, vừa diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, các đại biểu đã nêu một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững với kinh tế cửa khẩu; phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ gắn với các liên kết vùng; phát triển bền vững du lịch hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa, môi trường sống xanh; định hướng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử cách mạng tiêu biểu đặc trưng vùng trung du và miền núi phía Bắc; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng…

Chia sẻ những khó khăn cùng các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, ông Nguyễn Phi Long - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình - đề nghị Trung ương hỗ trợ các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; nghiên cứu cơ chế, chính sách cho người dân sống nhờ rừng; ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho các tỉnh…

Dự và phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh, các tỉnh cần quan tâm đến công tác quy hoạch; tích cực tham gia ý kiến vào quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia; có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với các ngành, lĩnh vực trong phạm vi chức năng quản lý Nhà nước cần phối hợp trong quá trình lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Các địa phương nghiên cứu, rà soát cơ chế, chính sách hiện hành để điều chỉnh, đề xuất bổ sung về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc, thúc đẩy liên kết vùng bảo đảm quy định, thực hiện đồng bộ, nhất quán; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực; sử dụng nguồn vốn đầu tư công để dẫn dắt các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước thực hiện chương trình, dự án quan trọng của vùng, ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.

Đặc biệt, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, liên vùng không thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng...

Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ các tỉnh trong vùng phải xây dựng nguyên tắc, ứng xử chung cho khu vực để giải quyết vướng mắc trên cơ sở đảm bảo tính khả thi, xác định nguồn lực, đầu tư có lựa chọn, phù hợp với các dự án trong quy mô liên kết vùng.

Các địa phương xây dựng lộ trình theo thứ tự ưu tiên, với nguyên tắc ưu tiên phát triển giao thông và nghiên cứu chính sách cho người dân sống được nhờ rừng, đồng thời, tính toán đến những tác động không mong muốn của biến đổi khí hậu...

Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung du và miền núi phía bắc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Ngày 24/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm lại ông Trần Văn Thuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.
Từ 1/7: UBND cấp xã được chỉ định kế thừa thỏa thuận quốc tế

Từ 1/7: UBND cấp xã được chỉ định kế thừa thỏa thuận quốc tế

Từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ được UBND tỉnh chỉ định kế thừa các thỏa thuận quốc tế do UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn trực thuộc ký kết trước đó.
Thời tiết hôm nay 24/4: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 24/4: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 24/4, Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều tối có mưa rào và rải rác có dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật.
Thời tiết biển hôm nay 24/4/2025: Hầu hết vùng biển không mưa

Thời tiết biển hôm nay 24/4/2025: Hầu hết vùng biển không mưa

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/4/2025, gió trên các vùng biển hoạt động với cường độ yếu đến trung bình. Sóng quan trắc phổ biến dưới 2,0m.
834 tỷ đồng tri ân người có công với cách mạng

834 tỷ đồng tri ân người có công với cách mạng

Ngày 23/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định về việc tặng quà cho người có công với cách mạng.

Tin cùng chuyên mục

Cháy nổ do điện: Cảnh báo từ sau công tơ

Cháy nổ do điện: Cảnh báo từ sau công tơ

Chiều 23/4, tại Hà Nội, Báo Công an Nhân dân phối hợp với EVN tổ chức tọa đàm: An toàn điện sau công tơ: Nhận thức đúng, hành động kịp thời.
Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự các Tiktoker bán mỹ phẩm xách tay, trốn thuế.

'Thống nhất đất nước' trong từng khoảnh khắc đời thường

Từ chiếc bánh hình đất nước đến lá cờ trước hiên nhà, người Việt thể hiện tình yêu nước theo cách riêng, lặng lẽ nhưng sâu sắc trong những ngày lễ lớn.
Người dân tất bật chuyển đồ trước ngày dỡ Hàm Cá Mập

Người dân tất bật chuyển đồ trước ngày dỡ Hàm Cá Mập

Trước thời điểm tòa Hàm Cá Mập chính thức bị tháo dỡ, các đơn vị kinh doanh bên trong khẩn trương di chuyển đồ đạc để bàn giao lại mặt bằng.
Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Ngày 23/4, báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ công bố đợt truyền thông đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách xã hội đang trở thành đòn bẩy trong việc phát triển mô hình nông thôn mới, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế.
Thủy điện A Vương đồng hành Quỹ học bổng Vừ A Dính

Thủy điện A Vương đồng hành Quỹ học bổng Vừ A Dính

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hỗ trợ 50 triệu đồng cho Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu”
50 năm thống nhất đất nước và dấu ấn ngành ngoại giao

50 năm thống nhất đất nước và dấu ấn ngành ngoại giao

Sáng nay (23/4), Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo nhìn lại những đóng góp của ngành ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chùm ảnh: Tổng hợp luyện diễu binh lần 2 trong không khí hào hùng, trang nghiêm

Chùm ảnh: Tổng hợp luyện diễu binh lần 2 trong không khí hào hùng, trang nghiêm

Tối ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần 2, sự kiện thu hút rất đông người dân theo dõi.
Thời tiết hôm nay 23/4: Nắng gắt tại nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay 23/4: Nắng gắt tại nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay 23/4, ghi nhận nắng nóng gay gắt tại nhiều khu vực trên cả nước. Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ, Tây Nguyên và Nam bộ có nơi trên 36 độ.
Thời tiết biển hôm nay 23/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Thời tiết biển hôm nay 23/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/4/2025, gió trên các vùng biển hoạt động với cường độ yếu đến trung bình, khu vực Nam Biển Đông có mưa rào và dông.
Hà Nội: Thành lập cụm công nghiệp làng nghề, vốn đầu tư 502 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập cụm công nghiệp làng nghề, vốn đầu tư 502 tỷ đồng

UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Canh Nậu - Giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư hơn 502 tỷ đồng.
Học viện Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Học viện Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất

Chiều ngày 22/4, Học viện Hải quân tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống của Học viện và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
Biển người chào đón các chiến sĩ tham gia luyện diễu binh tối 22/4

Biển người chào đón các chiến sĩ tham gia luyện diễu binh tối 22/4

Tối 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi lễ tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành, thu hút hàng nghìn người dân theo dõi.
Xuất hiện 2 xe tăng T-54 trong chương trình

Xuất hiện 2 xe tăng T-54 trong chương trình 'Hẹn ước Bắc - Nam'

Hai xe tăng T-54 sẽ xuất hiện trên sân khấu chương trình nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”, tái hiện hào khí thống nhất, tri ân thế hệ đã hy sinh vì Tổ quốc.
Bộ Tài chính chuẩn bị cho vận hành sàn giao dịch các-bon

Bộ Tài chính chuẩn bị cho vận hành sàn giao dịch các-bon

Dự án hỗ trợ kỹ thuật do UNOPS tài trợ giúp Bộ Tài chính nâng cao năng lực xây dựng sàn giao dịch tín chỉ các-bon, bước then chốt trong chuyển dịch xanh.
Nơi thức tỉnh vẻ đẹp và tâm hồn bắt đầu từ sự thư giãn: Éclat toả sáng từ bên trong

Nơi thức tỉnh vẻ đẹp và tâm hồn bắt đầu từ sự thư giãn: Éclat toả sáng từ bên trong

Éclat Wellness & Spa kết hợp công nghệ cao và liệu pháp tự nhiên, chăm sóc toàn diện thân–tâm–trí, biến spa thành nhu cầu thiết yếu hằng ngày.
Giải mã lý do người trẻ vẫn chưa muốn mua nhà

Giải mã lý do người trẻ vẫn chưa muốn mua nhà

Mua nhà là giấc mơ lớn, nhưng với người trẻ, đó là bài toán nan giải giữa tài chính eo hẹp, chi phí sinh hoạt cao và tâm lý sống linh hoạt thời hiện đại.
Tra cứu

Tra cứu 'phạt nguội' tại chỗ: Giải pháp tránh ùn ứ

Cục CSGT vừa khuyến cáo người dân nên chủ động tra cứu vi phạm giao thông trên trang chính thức, thay vì đổ dồn đến nơi phát hiện vi phạm khiến quá tải cục bộ.
Hành khách khổ vì delay, Cục Hàng không đề xuất sửa luật, tăng mức bồi thường

Hành khách khổ vì delay, Cục Hàng không đề xuất sửa luật, tăng mức bồi thường

Tình trạng delay chuyến bay gia tăng gây bức xúc, Cục Hàng không lập đoàn kiểm tra, đồng thời đề xuất sửa luật, tăng mức bồi thường...
Mobile VerionPhiên bản di động