Xét xử vụ Vinashin: Nỗi buồn… Hoa Sen!

Ngay trước khi được mua về, tàu Hoa sen đã được rất nhiều chuyên gia cảnh báo về tính hiệu quả của nó. Nhà báo HLQ, vốn là dân hàng hải “xịn” - một tay viết kỳ cựu trong lĩnh vực này đã có lần “đánh cược” với nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình bằng 1 chuyến… du lịch nước Mỹ nếu Hoa Sen hoạt động hiệu quả. Dĩ nhiên, ông HLQ không mong mình “thắng cược”. Và quả nhiên Hoa Sen… đắp chiếu.

CôngThương - Titanic Việt Nam

Sáng 13/12/2007, tại Hòn Gai, Quảng Ninh, “siêu” tàu Hoa Sen có tổng trị giá 60 triệu EURO (khoảng 1.300 tỷ đồng) hú một hồi còi dài bắt đầu cho hành trình vận tải hành khách hàng hoá bằng đường biển Bắc – Nam. Với những ai đã từng đi tuyến tàu biển Bắc – Nam trên tàu Thống Nhất thì đây là hành trình nối lại sau 16 năm. Nhiều người tò mò muốn được trải nghiệm cái cảm giác trên con tàu “nghìn tỷ” hoành tráng này mà “người tiền nhiệm” của nó – tàu Thống Nhất trước đây vốn là nỗi kinh hoàng. Với những người trẻ tuổi thì đây là lần đầu tiên họ được nhìn thấy con tàu chở khách đồ sộ như vậy. Nhiều người liên tưởng đến 1 Titanic của Việt Nam.

Tàu Hoa Sen thực chất là phà biển. Được đóng năm 2001 tại Ý theo tiêu chuẩn tàu du lịch 3 sao. Trước khi thuộc về Vinashin, nó chạy trên tuyến du lịch từ đảo Sicily đến khu vực Trung Ý. Hành trình các tuyến du lịch này không dài, chỉ hơn 1.000 km nên mỗi chuyến tàu được khai thác gần như tối đa trọng tải là 1.000 hành khách và ô tô của khách đem theo. Theo thiết kế, tàu Hoa Sen có tổng chiều dài 186,5m, rộng 25,6m, chiều cao mớn nước 6,5m. Tàu có vận tốc 25 hải lý/giờ, trọng tải 7.500 DWT, gồm 7 tầng, trên nóc tàu có sân đỗ trực thăng trong các trường hợp khẩn cấp. Tầng 1 đến tầng 4 dùng để chở ô tô các loại, từ xe 4 chỗ đến xe container và các thiết bị siêu trường siêu trọng. Tầng 5 và 6 phục vụ hành khách với đầy đủ tiện nghi như hệ thống nhà hàng, bar, CLB giải trí gồm sân khấu biểu diễn, chiếu phim, ghế phơi nắng hóng gió biển... Khoang hành khách gồm các cabin giường nằm khép kín 2 giường, 4 giường và ghế ngồi có thể ngả ra như trên máy bay.

Đặc biệt, tàu Hoa Sen có hệ thống cánh cụp xòe chống lắc khiến tàu chạy êm và có thể đi biển trong điều kiện gió mùa Đông Bắc cấp 8. Trên tàu còn có hệ thống điện thoại, fax, email liên lạc qua vệ tinh. Đội ngũ phục vụ trên tàu Hoa Sen có 60 nhân viên gồm các bộ phận nhà hàng, buồng, lễ tân và thủy thủ đoàn hơn 20 người. Để phù hợp với đẳng cấp con tàu, đầu bếp và nhân sự tại các vị trí chủ chốt đều là những người đã từng làm việc tại khách sạn 3 sao. Riêng đội ngũ y tế phải là người đã tốt nghiệp chương trình học tại Viện Y học biển tại Hải Phòng.

Và những hành trình chết yểu

Giá của mỗi chuyến hành trình trên Hoa Sen cũng không hề rẻ. Giá vé cao nhất 5 triệu đồng/người cho 1 tuyến Bắc – Nam, gấp hơn 3 lần vé máy bay lúc đó và thời gian gấp… 12 lần. Ngay trong chuyến đầu tiên, nhiều hành khách vốn là khách hàng quan hệ của Vinashin đã phải bỏ dở hành trình khi tàu mới đến cảng Chân Mây (Huế) để bắt xe… về Bắc.

Ngay trong chuyến đầu tiên ấy, Hoa Sen đã đánh dấu 1 tương lai u ám. Để thực hiện 1 hành trình từ TP.HCM ra Quảng Ninh trong điều kiện “trời yên biển lặng”, Hoa Sen “đốt” hết khoảng 90-100 tấn dầu FO, chưa kể hao mòn tàu, tiền trả cho nhân viên... chi phí mỗi chuyến đi hơn 1 tỷ đồng trong khi chỉ có vài chục chiếc xe tải và khoảng vài chục khách. Thế nhưng, không chỉ lỗ vì vắng khách mà Hoa Sen còn liên tục… phát bệnh. Chiếc phà biển này trước đó được Công ty Caronte & Tourist khai thác ở miền Trung nước Ý. Sau sự cố 2 lần bị nứt đôi đáy tàu, họ đã ngừng khai thác và trả lại cho chủ tàu Lavartina Transporti Bari, với nguyên nhân xác định là do lỗi thiết kế sai. Theo các chuyên gia hàng hải, việc nứt đáy liên tục, có hệ thống thì không đủ tiêu chuẩn an toàn để đưa vào khai thác. Theo các chuyên gia hàng hải khuyến cáo thì tuổi đời của 1 tàu không nên vượt quá 10 năm. Trong khi Hoa Sen về nước đã có thâm niên 7 năm hoạt động.

“Phát bệnh”, Hoa Sen nằm ụ nhiều hơn hoạt động. Nhà máy Hyundai – Vinashin tại Cam Ranh, Khánh Hoà là nơi “dưỡng bệnh” dài kỳ của Hoa Sen. Đến tháng 12/2008, Hoa Sen chấm dứt sứ mệnh hoạt động vì lỗ nặng. Con phà đã hoàn thành tổng cộng khoảng 40 lượt khai thác.

Sự im lặng bí ẩn của Hoa Sen khiến nhiều người không biết nó có còn tồn tại trên đời. Tháng 7/2010, Hoa Sen được bàn giao từ Công ty Vận tải Viễn Dương Vinashin về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Sau hơn 2 năm sửa chữa tại Hyundai – Vinashin, tháng 2/2011, Hoa Sen “hành quân” sang Trung Quốc theo 1 hợp đồng thuê tàu với đối tác Lianyungang CK Ferry Co.Ltd (gồm Tập đoàn Hueng-A - Hàn Quốc và cảng Lianyungang - Trung Quốc, gọi tắt là LYG CK Ferry chuyên khai thác tuyến vận tải hàng khách và container từ các cảng phía bắc Trung Quốc đi Hàn Quốc) với giá 16.500 USD/ngày theo hình thức thuê định hạn 6 tháng trước, sau đó chuyển sang hợp đồng thuê tàu trần (chỉ thuê tàu, không thuê thuyền viên và chi phí khai thác) thời gian 2 năm. Dẫu biết rằng gánh Hoa Sen là gánh cả đống nợ, Vinaline chỉ còn cách… cho thuê giá rẻ. Trong khi lãi suất ngân hàng mà Hoa Sen gánh chịu cao gấp 2 lần như vậy.

Số phận long đong của Hoa Sen vẫn chưa kết thúc, tàu cho thuê chưa được bao lâu thì đầu tháng 5/2011 đã bị bắt giữ tại Hàn Quốc. Nguyên nhân là do Vinashinlines đang bị Công ty GMS Marine (Singapore) kiện trong một vụ việc khác. Với việc tàu Hoa Sen bị bắt, Vinashinlines buộc phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết các tranh chấp về tài chính với GMS Marine. Nhiều thông tin cho rằng sau vụ bị bắt đó, Hoa Sen về neo đậu tại cảng Trung Quốc và không hoạt động.

Sau hơn 4 năm được mua về, tổng số tiền thiệt hại trong việc mua tàu Hoa Sen của Vinashin được cơ quan điều tra xác định là 469.564.547.716 đồng. Hoa Sen là sai lầm lớn nhất trong việc đầu tư tại Vinashin. Ngày 27/3/2012, những người có trách nhiệm về những sai phạm trong nhiều các sai phạm khác đã phải ra Tòa chịu xử lý của pháp luật.

Dẫu muộn nhưng vẫn kịp để dừng chân bởi theo như tính toán, Vinashin dự định đầu tư thêm nhiều “siêu tàu” khác thuộc loại “đàn anh” của Hoa Sen. Nếu dự định đó thành hiện thực, hẳn ngày mai sẽ phải có những “siêu toà” xử án.

Trung Thành

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hội đồng xét xử

Tin mới nhất

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 20/12, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ; VKSND tỉnh Tuyên Quang điều động, bổ nhiệm lãnh đạo…
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Về thông tin nhân sự ngày 19/12, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan tới tổ chức tại Cục Hậu cần- Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc.
Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh yêu cầu sắp xếp bộ máy tinh gọn, mạnh mẽ hơn, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực và vận hành tốt hơn trước.
Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo về vụ công dân Việt Nam bị sát hại tại Singapore, đồng thời hỗ trợ gia đình nạn nhân và theo dõi vụ việc.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Tiếp tục phòng chống tiêu cực trong Đảng: Không vùng cấm, không ngoại lệ

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng: Sớm hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm Điều lệ Đảng, các nguyên tắc lãnh đạo, quy định của Đảng trong quá trình hoàn thiện Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động