Thứ năm 14/11/2024 05:36

Vụ 7 doanh nghiệp bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp phản ánh thiếu nguồn cung là không chính xác

Theo TS Vũ Đình Ánh, vụ 7 doanh nghiệp bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp nhập hàng phản ánh thiếu nguồn cung là không chính xác.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương liên quan đến việc Bộ Công Thương vừa tước giấy phép hoạt động của 7 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, khi doanh nghiệp đầu mối bị tước giấy phép, các doanh nghiệp liên quan, nhất là doanh nghiệp nhập hàng phản ánh về vấn đề thiếu nguồn cung, thì chưa hợp lý và không chính xác.

TS. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế

"Tôi lấy ví dụ, nếu như chúng ta đi mua xăng, cửa hàng này đóng của thì sẽ lập tức sang của hàng khác để mua. Đấy là người tiêu dùng còn làm như vậy, huống chi các doanh nghiệp kinh doanh, họ sẽ không chỉ có 1 nguồn cung" - TS Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo ông Ánh, các doanh nghiệp phân phối khi hợp tác với nhau sẽ dựa trên những thoả thuận cụ thể bằng hợp đồng. Trong trường hợp này, thì sẽ có những hợp đồng được ký trước khi các doanh nghiệp đầu mối bị tước giấy phép kinh doanh và các hợp đồng đó vẫn có hiệu lực. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp bị tước giấy phép thì họ vẫn còn một lượng hàng nhất định trong kho…

Do đó, theo TS Vũ Đình Ánh, vấn đề ở đây liên quan đến việc hướng dẫn xử lý sau khi tước giấy phép kinh doanh xăng dầu của cơ quan quản lý nhà nước, ở đây là Bộ Công Thương.

Cụ thể, quy định, hướng dẫn xử lý các hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài và các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước. “Một khi đã có hướng dẫn xử lý rồi mà họ vẫn vi phạm thì lúc đó cơ quan quản lý nhà nước cần xử phạt thật nặng” - Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.

Theo ông Ánh, việc rút giấy phép sẽ kéo theo một loạt hệ quả, đặc biệt là liên quan tới các đối tác, xử lý các nghĩa vụ và các quyền của các đối tác. Do đó, phụ thuộc rất nhiều vào quy định, hướng dẫn gắn với việc tước giấy phép của doanh nghiệp.

Bộ Công Thương nên có những quy định, hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp đầu mối khi thực hiện tước giấy phép của các doanh nghiệp này, để đảm bảo quyền, lợi ích của các doanh nghiệp liên quan.

Ngoài ra, trong số 7 doanh nghiệp bị tước giấy phép lần này có 2 doanh nghiệp đã từng bị tước giấy phép vì liên quan đến việc buôn lậu xăng dầu. Theo TS Vũ Đình Ánh, cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra, giám sát thường xuyên, bởi vấn đề buôn lậu xăng dầu tại Việt Nam hiện nay khá trầm trọng.

“Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu do vi phạm, sau khi hết thời hạn tước giấy phép, việc cấp phép lại cơ quan quản lý nhà nước cần siết chặt hơn, để các doanh nghiệp nhận thấy bài học thích đáng, khi kinh doanh không lành mạnh và không đủ điều kiện” - ông Ánh nói.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

TS Lê Quốc Phương: Mục tiêu cao nhất của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu là đảm bảo nguồn cung

Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Nguyễn Thuý Hiền nói về sửa đổi nghị định xăng dầu

Ông Trần Ngọc Năm: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đã thể hiện tinh thần theo cơ chế thị trường