Thứ hai 18/11/2024 10:17

Vốn FDI tăng mạnh

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, từ đầu năm đến nay, 61 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại 53/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 19/21 phân ngành của Việt Nam. Đáng chú ý, vốn FDI đăng ký mới, vốn FDI đăng ký tăng thêm và cả vốn FDI giải ngân đều tăng mạnh so với cùng kỳ.
Ảnh minh họa

Cụ thể, cả nước đã thu hút được 1.145 dự án FDI đăng ký mới với tổng vốn đăng ký đạt 7,497 tỷ USD, tăng 95,3%. Cùng với đó, 535 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn tăng thêm đạt 3,787 tỷ USD, tăng 129%. Vốn FDI giải ngân trong 6 tháng đầu năm đạt 7,25 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ 2015.

Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - cho biết, có 4 nguyên nhân giúp vốn FDI tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm. Thứ nhất, sự nỗ lực vào cuộc của toàn hệ thống chính trị trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng. Thứ hai, sự quyết liệt của các cấp, ngành trong việc triển khai các chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư. Thứ ba, sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đem lại nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, với các FTA song và đa phương Việt Nam tham gia, nhiều sản phẩm hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sẽ được ưu tiên tại thị trường nội địa cũng như xuất sang thị trường mà Việt Nam đã ký kết. Thứ tư, theo ông Đỗ Nhất Hoàng, sự ổn định chính trị, và chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, hoàn thiện hạ tầng cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư.

Mặc dù thu hút FDI có sự tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, song nhiều ý cũng cho rằng, kết quả thu hút FDI vẫn thiếu sự cân bằng giữa các lĩnh vực, vùng miền, địa phương. Theo đó, về lĩnh vực, dòng vốn ngoại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. 6 tháng đầu năm, lĩnh vực này thu hút được gần 900 dự án đăng ký mới và tăng thêm, với tổng vốn đăng ký chiếm hơn 70% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, một số lĩnh vực như nông, lâm nghiệp và thủy sản - các lĩnh vực Việt Nam có nhiều ưu thế chỉ thu hút được 18 dự án với tổng vốn đăng ký 64 triệu USD, chiếm 0,56% tổng vốn đầu tư đăng ký từ đầu năm. Về vùng miền, dòng vốn FDI tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng thuận lợi như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai. Điều này càng làm cho chênh lệch kinh tế tại các vùng miền, địa phương trở nên sâu sắc hơn. Thu hút vốn FDI lớn, nhưng phải đồng đều giữa các vùng miền, lĩnh vực là một trong những mục tiêu cần đặt ra trong thời gian tới.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Cục Đầu tư nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại