Thứ hai 23/12/2024 05:28

Việt Nam và Ấn Độ: Còn nhiều dư địa hợp tác công nghiệp, thương mại

Kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ tăng mạnh những năm gần đây là điểm nhấn cũng đồng thời phản ánh mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày một phát triển.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam lần thứ II, diễn ra ngày 17/2, ông Pranay Verma - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam, khẳng định: Thương mại nói riêng và kinh tế nói chung là trụ cột quan trọng trong mối quan hệ hai nước. Năm năm qua, trao đổi thương mại hai nước đã tăng trưởng rất nhanh.

“Đại dịch đã thay đổi đáng kể bối cảnh kinh tế, là cơ hội cho doanh nghiệp hai nước xem xét lại lộ trình phát triển, trong đó có tái tư duy quá trình hợp tác để kết nối vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Diễn đàn là cơ hội tốt cho doanh nghiệp hai nước tìm hiểu nhu cầu và cơ hội hợp tác song phương. Qua đó, thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ chiến lược toàn diện hai quốc gia”, đại sứ Pranay Verma nhấn mạnh.

Thực tế, sau khi giãn cách xã hội do dịch bệnh dần được nới lỏng, quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Ấn Độ đã có sự cải thiện rõ rệt. Năm 2021, kim ngạch thương mại hai nước tăng 3,6%, đạt 13,2 tỷ USD. Dự kiến, thương mại giữa hai nước tiếp tục gia tăng, đạt mục tiêu 15 tỷ USD năm 2022. Một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ với kim ngạch cao như cao su, than đá, điện thoại di động, linh kiện điện thoại… Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Ấn Độ. Ở chiều ngược lại, Ấn Độ đang là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam.

Để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, những năm qua, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực thực hiện các hoạt động kết nối giao thươg, xúc tiến thương mại kéo gần hơn và nối cầu cho doanh nghiệp hai nước hợp tác không chỉ trong thương mại mà trong đầu tư sản xuất. Hiệu quả của các hoạt động được doanh nghiệp ghi nhận khả quan.

Công nghiệp hỗ trợ - lĩnh vực hợp tác tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ

Dù vậy, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ - ông Phạm Sanh Châu cho rằng: Kết quả hợp tác chưa tương xứng với tiềm năng hai nước. Theo đại sứ Phạm Sanh Châu, trong các đối tác thương mại của Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ nhất với 160 tỷ USD, Hoa Kỳ 100 tỷ USD, EU 60 tỷ USD, Nhật Bản 40 tỷ USD nhưng Ấn Độ chỉ đạt 13 tỷ USD. Vốn đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam cũng khá khiêm tốn. Đây là thực trạng cần suy nghĩ, trong khi Việt Nam - Ấn Độ là đối tác chiến lược toàn diện.

“Việt Nam - Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng về tốc độ tăng trưởng, khát vọng vươn lên, lại có thuận lợi về sự hiểu biết lẫn nhau, có chuyến bay thẳng, hình thành dòng đầu tư mới từ Ấn Độ về Việt Nam. Do vậy, doanh nghiệp hai nước cần khai thác lợi thế, mở rộng hơn nữa hợp tác trong thương mại, đầu tư”, đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ bày tỏ.

Tại sự kiện, công nghiệp hỗ trợ, nông sản, chế biến thực phẩm, thương mại điện tử… được nhận định là những lĩnh vực có nhiều tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, trong đó công nghiệp hỗ trợ được đặc biệt quan tâm.

Theo TS. Lê Duy Bình - Giám đốc ECONOMICA Vietnam, Việt Nam đã có tên trên bản đồ xuất khẩu điện thoại di động và linh liện điện tử trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết nguyên liệu cho sản xuất các mặt hàng này đang phải nhập khẩu. Với các lĩnh vực khác như dệt may, ô tô, cơ khí chế tạo… cũng tương tự, tỷ lệ nguyên phụ liệu nhập khẩu là rất lớn. Số doanh nghiệp hình thành mới trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng rất hạn chế. Trong khi đó, Việt Nam là thành viên của 17 hiệp định thương mại tự do, lại là thị trường tiêu dùng tiềm năng, có khả năng sản xuất cho xuất khẩu lớn, chính sách cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ hấp dẫn, rất thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư từ Ấn Độ vào phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam.

Ấn Độ có ngành công nghiệp hỗ trợ quy mô 40 tỷ USD với đa dạng các mặt hàng thiết bị điện, khai thác mỏ, máy in, thiết bị điện tử, máy dệt… Theo ông Abhishek Bansal - Chuyên gia về Tư liệu sản xuất Invest India, ngành tư liệu sản xuất của Ấn Độ tăng trưởng rất nhanh. Tầm nhìn đến năm 2025, quốc gia sẽ đầu tư vào ngành này bằng rất nhiều chính sách ưu đãi, tương đương giá trị 6,65 tỷ USD. Ấn Độ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ hấp dẫn cho doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp tư liệu sản xuất như giảm thuế, hoàn thuế, đầu tư kho ngoại quan, hạ tầng về công nghiệp…

Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam lần thứ II thu hút sự đăng ký tham gia của 300 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nông sản và chế biến thực phẩm… Diễn đàn là chìa khóa giúp doanh nghiệp hai nước gần và hiểu nhau hơn, tận dụng tốt mọi tiềm năng, cơ hội để hợp tác.
Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành thiết bị làm bánh tại Việt Nam

Khai mạc Tuần lễ kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm ngành lương thực thực phẩm

Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Hà Nội: Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU

Xúc tiến, quảng bá nông sản Yên Bái tại Hà Nội

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng mà trở thành điều kiện tiên quyết

Khai mạc Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024

Chủ tịch chuỗi gần 150 siêu thị thực phẩm Nhật Bản đến Đà Nẵng tìm nguồn hàng

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt Nam hút khách châu Âu

Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm

Khai mạc Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024