Thứ hai 30/12/2024 02:00

Việt Nam – Pháp ký hợp tác về công nghệ vũ trụ và sở hữu trí tuệ

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, ngày 26/3, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ký Ý định thư hợp tác với Tập đoàn Airbus Defence và Space SAS về công nghệ vũ trụ; ký  kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ và Viện Sở hữu công nghiệp Pháp (INPI) trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ ký hợp tác với Tập đoàn Airbus Defence và Space

Lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Pháp Francois de Rugy và đại diện lãnh đạo cấp cao hai bên.

Việc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam ký hợp tác với Tập đoàn Airbus Defence và Space về công nghệ vũ trụ và Cục Sở hữu trí tuệ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với INPI, đã mở ra cơ hội hợp tác mới giữa hai nước trong lĩnh vực vũ trụ và sở hữu trí tuệ, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội hai nước.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn Airbus Defence và Space SAS là tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, vận hành và cung cấp dịch vụ về hệ thống vệ tinh quan sát trái đất. Trên cơ sở tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và sử dụng vệ tinh trong nghiên cứu khoa học, theo Ý định thư được ký kết hai bên nhất trí về một số biện pháp để thúc đẩy hợp tác song phương trong thời gian tới. Theo đó, hai bên sẽ trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan trong lĩnh vực quan sát trái đất, tổ chức các sự kiện khoa học và công nghệ như hội nghị, hội thảo, diễn đàn trong năm 2018 và 2019.

Còn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp được bắt đầu từ ngày 19/7/1994 với việc Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện Sở hữu công nghiệp Pháp ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Với việc ký kết Bản ghi nhớ hợp tác mới, cơ quan sở hữu trí tuệ của hai nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong các các lĩnh vực: Trao đổi thông tin tư liệu sở hữu công nghiệp; tăng cường bảo hộ chỉ dẫn địa lý; định giá và xây dựng biểu đồ sáng chế; thương mại hóa tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đào tạo cán bộ và các chủ thể liên quan; trao đổi thông tin thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Tin cùng chuyên mục

Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững

Subaru 'bắt tay' Toyota sản xuất SUV Forester Hybrid

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh

10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông tiêu biểu nhất năm 2024

Thiết lập hành lang pháp lý, tạo đột phá phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức 'mở cổng'

Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó