Thứ ba 26/11/2024 00:15

Việt Nam - New Zealand thúc đẩy hợp tác về kinh tế số

Lãnh đạo hai nước Việt Nam - New Zealand (JTEC) cho rằng, cần thắt chặt hơn nữa hợp tác về kinh tế, thương mại nói chung và hợp tác về kinh tế số nói riêng.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, trong kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp về Kinh tế và Thương mại Việt Nam - New Zealand (JTEC) vừa qua, lãnh đạo hai nước đã trao đổi và cho rằng, cần thắt chặt hơn nữa hợp tác về kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và New Zealand nói chung và hợp tác về kinh tế số nói riêng trong thời gian tới.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, mặc dù là thị trường có quy mô nhỏ nhưng New Zealand là thị trường thương mại điện tử phát triển khá sôi động, đứng thứ 48 trên thế giới.

Doanh thu thương mại điện tử New Zealand được dự báo đạt 6,3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng đạt 12,58% trong giai đoạn từ 2023-2027, dự kiến đạt doanh thu 10,12 tỷ USD vào năm 2027. Số lượng người mua hàng trực tuyến được dự báo đạt 3,26 triệu người dùng vào năm 2027.

Hiện, New Zealand có khoảng 4,99 triệu người dùng internet với tỉ lệ xâm nhập đạt 95,9% và khoảng 4,24 triệu người sử dụng mạng xã hội. Chi tiêu mua sắm trực tuyến của New Zealand đạt đỉnh vào năm 2021, cao hơn gần 70% so với mức chi tiêu trước đại dịch năm 2019.

Tuy nhiên, ảnh hưởng bởi giá cả đắt đỏ, lãi suất tăng, thị trường nhà đất suy giảm, người tiêu dùng New Zealand đã phản ứng bằng cách cắt giảm chi tiêu trực tuyến trong năm 2022. Do đó, chi tiêu trực tuyến cho năm 2022 thấp hơn 4% so với năm 2021. Trung bình một người mua sắm trực tuyến đã thực hiện 27 giao dịch vào năm 2022, với mức chi tiêu trung bình trong năm là 3.083 USD.

Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban Hỗn hợp về Kinh tế và Thương mại Việt Nam - New Zealand

Tổng mức chi tiêu trực tuyến đạt khoảng 6,07 tỷ USD vào năm 2022. Đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, việc giảm 4% so với mức kỷ lục 2021 được cho là một kết quả tốt đối với thị trường mua sắm trực tuyến New Zealand. Bên cạnh đó, chi tiêu trực tuyến vào năm 2022 vẫn cao hơn so với mức trước đại dịch

Ngoài ra, cũng theo thông tin từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, New Zealand có thế mạnh về lĩnh vực Phần mềm dịch vụ (SaaS), lĩnh vực này đã tạo ra doanh thu 2,2 tỷ đô la vào năm 2021 và hiện đang tăng 16% mỗi năm.

Sự tăng trưởng bền vững của lĩnh vực SaaS trong giai đoạn này cho thấy, lĩnh vực này có thể trở thành ngành công nghiệp chính của New Zealand. Nếu tốc độ tăng trưởng có thể tăng lên 19% mỗi năm thì đến năm 2030, ước tính lĩnh vực này có thể trị giá gần 14 tỷ USD và tạo ra tới 58.000 việc làm mới.

Đáng chú ý, Việt Nam và New Zealand cùng là thành viên của một số tổ chức, diễn đàn khu vực như Liên hợp quốc, APEC... Hai bên cũng là thành viên của một số Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, AANZFTA, RCEP… các Hiệp định này đều có các cam kết về thương mại điện tử.

Do vậy, tại cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp về Kinh tế và Thương mại Việt Nam - New Zealand vừa qua, lãnh đạo hai nước nhận thấy, đây đều là hai nền kinh tế năng động, có nhiều tiềm năng hợp tác mang tính bổ sung cho nhau và đang tiến hành nhiều biện pháp cải cách mạnh mẽ nhằm hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.

Cũng trong cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp về Kinh tế và Thương mại Việt Nam - New Zealand, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đề nghị phía New Zealand phối hợp triển khai một số nội dung, phương hướng hợp tác cụ thể nhằm tạo động lực cho sự phát triển của thương mại song phương hướng tới mục tiêu 2 tỷ USD vào năm 2024 do Lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra, trong đó tập trung vào các lĩnh vực xúc tiến thương mại và đầu tư, nông nghiệp công nghệ cao và thương mại nông sản, phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn, lao động, giáo dục và đào tạo, hàng không du lịch...

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand Vangelis Vitalis cho rằng, dòng chảy thương mại tương lai phụ thuộc nhiều vào sự phát triển các quy tắc và chuẩn mực mới về cơ chế hợp tác kinh tế số.

Do vậy, Thứ trưởng Vangelis đề nghị Việt Nam cân nhắc tham gia Hiệp định đối tác kinh tế số (DEPA) nhằm tạo dựng, định hình quan hệ hợp tác, đối tác của hai nước trong lĩnh vực kinh tế số của khu vực. Phía New Zealand cũng đề nghị Việt Nam hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến trình thực hiện các dự án hỗ trợ của New Zealand tại Việt Nam; phối hợp triển khai thí điểm mô hình chứng thư kiểm dịch điện tử đối với nông sản...

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế số

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024