Thứ sáu 29/11/2024 04:13

Việt Nam - Na Uy: Thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực thủy sản

Trên cơ sở tiềm năng của hai bên, Na Uy - Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực thủy sản.

Thông tin từ Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam, nhân chuyến thăm Việt Nam của Quốc Vụ khanh Bộ ngoại giao Na Uy - ông Erling Rimestad từ 28/2-1/3/2023, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Hội thảo về chủ đề “Việt Nam - Na Uy: Các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực thủy sản và xuất khẩu thủy hải sản” tại Hà Nội.

Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam cho biết, sự kiện lần này được tổ chức nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương Na Uy - Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản; giới thiệu các sản phẩm hải sản mang thương hiệu Na Uy vào thị trường Việt Nam; tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu hải sản.

Thông qua sự kiện này kỳ vọng sẽ là cơ hội để các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp hai nước trao đổi về những cơ hội, giải pháp thực tiễn, và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi biển, gia tăng giá trị cho sản phẩm hải sản để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tham gia sự kiện có: Quốc Vụ Khanh Bộ Ngoại giao Na Uy - ông Erling Rimestad, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam - bà Hilde Solbakken cùng sự hiện diện của Giám đốc tổ chức Inovation Norway, Cơ quan Thương vụ của Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội - ông Arne-Kjetil Lian, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Thủy sản Na Uy - ông Asbjørn Warvik Rørtveit, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam, VCCI, VASEP và đại diện một số doanh nghiệp Na Uy hiện đang hoạt động tại Việt Nam cũng như đang áp dụng các công nghệ của Na Uy.

Na Uy là quốc gia có nền công nghiệp đánh bắt, nuôi trồng hải sản hàng đầu trên thế giới với giá trị cốt lõi là phát triển bền vững, bảo vệ môi trường song song với việc liên tục nâng cao giá trị kinh tế và danh tiếng của hải sản Na Uy trên toàn cầu với thương hiệu “Hải sản đến từ Na Uy”. Trong khi đó Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực nuôi biển gắn với định hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam cho hay, Na Uy và Việt Nam đã hợp tác trong lĩnh vực thủy sản gần 40 năm. Na Uy đã từng giúp Việt Nam xây dựng Luật Thủy sản đầu tiên năm 2003 và các văn bản đi kèm; hỗ trợ hoạt động điều tra nguồn lợi thủy sản; các dự án và hoạt động nâng cao năng lực trong ngành thủy sản.

Các tổ chức nghiên cứu của Na Uy bao gồm Đại học Tromsø, Đại học Bergen và Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU) đã hợp tác với Đại học Nha Trang để xây dựng một trung tâm học thuật vững mạnh với chất lượng giáo dục cao và năng lực trong lĩnh vực biển.

Ngoài ra, nhiều lãnh đạo và chuyên gia của ngành thủy sản Việt Nam đã được đào tạo tại Na Uy và hiện đang sử dụng kiến thức và chuyên môn thu được ở nước ta để đóng góp vào sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam. Na Uy cũng cung cấp Tàu nghiên cứu để hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực thủy sản.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 (RIA1) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng được hưởng lợi từ hỗ trợ kỹ thuật của Na Uy trong việc thúc đẩy các phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững khác nhau. Vào tháng 5/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy cũng đã ký kết Ý định thư về Tăng cường và Phát triển hợp tác trong lĩnh vực Nuôi trồng Thủy sản biển.

Theo Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam, Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) đang có triển lược mở rộng xuất khẩu các sản phẩm hải sản Na Uy vào thị trường Việt Nam bắt đầu từ năm 2023.

Được biết, hiện có hơn 10 doanh nghiệp Na Uy đang hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực này từ phát triển con giống (Pharmaq), tới cung cấp các phương tiện và giải pháp công nghệ cho hoạt động nuôi biển công nghiệp (Scale AQ), chế biến phụ phẩm (MOWI).

Việt Nam - Na Uy thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 50 năm. Các lĩnh vực hợp tác hiện nay của hai nước là thủy sản, chuyển đổi năng lượng, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt hai bên chú trọng tới xúc tiến thương mại và đầu tư trong các lĩnh vực này. Hiện có hơn 40 doanh nghiệp Na Uy hoạt động tại Việt Nam. Tính đến tháng 3/2022, Na Uy là quốc gia thứ 41/139 đầu tư FDI vào Việt Nam với tổng 52 dự án và tổng vốn đầu tư là 200 triệu USD.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Tin cùng chuyên mục

AB InBev Việt Nam cam kết đầu tư vào tương lai bền vững

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ