Thứ năm 03/04/2025 14:08

Việt Nam là thị trường cung cấp rau củ lớn thứ 2 cho thị trường Đài Loan

Thị phần nhập khẩu chủng loại hàng rau củ (mã HS 07) của Việt Nam tăng trong tổng nhập khẩu của thị trường Đài Loan.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan thị trường Đài Loan cho biết, trị giá nhập khẩu chủng loại hàng rau củ (mã HS 07) của thị trường Đài Loan trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt 49,2 nghìn tấn, trị giá 53 triệu USD, giảm 18,4% về lượng và giảm 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Việt Nam là thị trường cung cấp rau củ lớn thứ 2 cho thị trường Đài Loan

Thị trường Đài Loan nhập khẩu hàng rau củ (mã HS 07) nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, Việt Nam và Hoa Kỳ trong 3 tháng đầu năm 2022, chiếm 47,9% tổng lượng hàng rau củ nhập khẩu. Trong đó, lượng và trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 9,1 nghìn tấn, trị giá 10,6 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 17,3% về trị giá, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 4,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Tiếp theo là nhập khẩu từ thị trường Việt Nam đạt 8,9 nghìn tấn, trị giá 8,8 triệu USD, tăng 3,3% về lượng và tăng 27,2% về trị giá, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam tăng 3,8%; Hoa Kỳ đạt 5,5 nghìn tấn, trị giá 3,8 triệu USD, giảm 13,8% về lượng và giảm 2,2% về trị giá, tỷ trọng tăng 0,6 điểm phần trăm trong tổng lượng hàng rau củ nhập khẩu của thị trường Đài Loan.

Trong 3 tháng đầu năm 2022, thị trường Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất chủng loại hành tây, hẹ tây, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh (mã HS 0703), đạt 12,8 nghìn tấn, trị giá 10,5 triệu USD, giảm 29,3% về lượng và giảm 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp chính chủng loại này cho thị trường Đài Loan, tiếp theo là thị trường Argentina và Australia. Các loại đậu khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hạt hoặc làm vỡ hạt (mã HS 0713) là chủng loại lớn thứ 2 thị trường Đài Loan nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2022, đạt 9,45 nghìn tấn, trị giá 8,6 triệu USD, tăng 14% về lượng và tăng 48,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Canada, Trung Quốc và Myanmar là 3 thị trường chính cung cấp mã hàng này cho thị trường Đài Loan.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Giá gạo Nhật Bản tăng 'sốc', gạo Việt liệu có cơ hội?

Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy