Hồ tiêu đen nhập khẩu vào Đài Loan (Trung Quốc) bị cảnh báo

Một số lô hàng hồ tiêu đen Việt Nam nhập khẩu vào Đài Loan (Trung Quốc) đã bị cảnh báo do phát hiện chất sudan đỏ vượt mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép.
Gia vị Việt Nam bị châu Âu cảnh báo tăng gấp 7 lần Xuất khẩu hồ tiêu năm 2025 dự báo có nhiều thuận lợi Việt Nam đứng số 1 thế giới về sản lượng hồ tiêu

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), ngày 6/12/2024, VPSA nhận được cảnh báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) về việc Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) tại Hà Nội thông báo một số lô hàng tiêu đen xuất khẩu Việt Nam sang Đài Loan bị nhiễm chất sudan đỏ.

Xuất khẩu hồ tiều: Cần lưu ý vấn đề chất lượng
Xuất khẩu hồ tiêu: Cần lưu ý vấn đề chất lượng

Hiện Đài Loan đã ban hành quy định MRL (mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép) cho chất sudan đỏ là 0,01 ppm. Do phát hiện có hiện tượng hồ tiêu có xác suất bị nhiễm sudan cao, nên 3 tháng gần đây, cơ quan chức năng Đài Loan đã thực hiện kiểm tra 100% mẫu tiêu nhập khẩu và đã phát hiện có 2 lô hàng bị nhiễm chất sudan vượt ngưỡng MRL cho phép.

Sau đó, ngày 8/1/2025, VPSA nhận được cảnh báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Đài Loan tiếp tục phát hiện chất sudan đỏ trong hồ tiêu và các sản phẩm gia vị liên quan Việt Nam.

Cụ thể, Đài Loan đã thông báo sẽ tạm ngưng thủ tục kiểm hóa nhập khẩu 35 nhóm hàng sản phẩm của doanh nghiệp vi phạm như: hồ tiêu, hồi, gừng, nghệ, bạch đậu khấu, vani, nước xốt...

Liên quan đến vấn đề này, về phía VPSA, ngay sau khi nhận thông tin cảnh báo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiệp hội đã gửi cảnh báo đến các doanh nghiệp và đề nghị tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu, thu mua ngay lập tức có biện pháp ngăn chặn và kiểm soát kịp thời, thông báo rộng rãi và yêu cầu đại lý, nông dân và các đối tượng liên quan khác trong chuỗi cung ứng từ vườn đến nhà máy ngừng và thay thế việc sử dụng bao bì, vật dụng đựng tiêu tươi, tiêu khô có màu đỏ chuyển sang bao bì màu trắng ngay lập tức (không dùng bạt phơi hoặc bao đựng có màu).

VPSA cho rằng, trong bối cảnh vụ tiêu 2025 sắp thu hoạch, việc khẩn trương điều chỉnh phương thức chế biến và thu hoạch cho nông dân và đại lý là hết sức cần thiết.

VPSA cũng đang tiếp tục tổng hợp thông tin và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cảnh báo của Bộ. Theo VPSA, qua vụ việc này, các doanh nghiệp càng cần phải cẩn trọng hơn nữa trong việc test sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Sudan thường được quen gọi là chất nhuộm sudan, là một chất nhuộm màu trong công nghiệp dùng để nhuộm màu đỏ cho plastic và các chất tổng hợp khác.

Chất đỏ sudan được thế giới xếp vào nhóm chất nhuộm màu gây độc vì chúng có khả năng gây ung thư do làm tổn thương ADN của tế bào. Sudan có đến bốn loại được tìm thấy: sudan 1 đến sudan 4 (đỏ tươi).

Cùng với tiêu đen, đầu tháng 12/2024, VPSA nhận được phản ánh từ doanh nghiệp thành viên về việc mua phải mẫu tiêu trắng có một số chất khác lạ. Đây là các thành phần không được phép trộn vào sản phẩm, sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

VPSA đã có công văn gửi các cơ quan liên quan đề nghị ngăn chặn những hành vi làm ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam. Trước mắt trong khi đợi cơ quan chức năng điều tra, xem xét vụ việc, các doanh nghiệp cần lưu ý và cần trọng trong việc tìm nguồn hàng, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định an toàn thực phẩm của nhà nước và uy tín ngành hàng, tránh khả năng có thể gián tiếp trở thành hành vi gian lận thương mại.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hồ tiêu

Tin cùng chuyên mục

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ