Thứ hai 23/12/2024 22:41

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn thứ 2 tại thị trường Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn thứ 2 tại thị trường Trung Quốc trong năm 2023, lượng đạt xấp xỉ 3,36 nghìn tấn, trị giá 13,23 triệu USD.

Trung Quốc tăng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hồ tiêu của nước này năm 2023 đạt 9,18 nghìn tấn, trị giá 39,75 triệu USD, tăng 4,5% về lượng, nhưng giảm 6,1% về trị giá so với năm 2022. Nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu hàng năm của Trung Quốc khoảng 65.000 - 70.000 tấn.

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn thứ 2 tại thị trường Trung Quốc

Năm 2023, giá nhập khẩu bình quân hồ tiêu của Trung Quốc từ thế giới đạt mức 4.328 USD/tấn, giảm 10,2% so với năm 2022. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hồ tiêu của Trung Quốc từ hầu hết các nguồn cung giảm, ngoại trừ Ấn Độ tăng 14,5% lên mức 6.493 USD/tấn.

Về cơ cấu nguồn cung, năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu hồ tiêu từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Indonesia là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Trung Quốc trong năm 2023, lượng đạt trên 4 nghìn tấn, trị giá 17,63 triệu USD, giảm 11,5% về lượng và giảm 19,5% về trị giá so với năm 2022.

Thị phần hồ tiêu của Indonesia trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 52,1% trong năm 2022 xuống 44,09% trong năm 2023.

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn thứ 2 tại thị trường Trung Quốc trong năm 2023, lượng đạt xấp xỉ 3,36 nghìn tấn, trị giá 13,23 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng 1,0% về trị giá so với năm 2022.

Thị phần hồ tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 32,39% trong năm 2022 lên 36,57% trong năm 2023.

Năm 2023, Trung Quốc tăng nhập khẩu hồ tiêu từ các thị trường Brazil, Malaysia, nhưng giảm từ Ấn Độ.

Thông thường sau Tết Nguyên đán, Việt Nam vào kỳ thu rộ cũng là lúc thương nhân Trung Quốc tăng cường tìm kiếm nguồn hàng.

Năm 2024, nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng so với năm 2023. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới.

Hiện hồ tiêu chủ yếu được dùng làm gia vị và trong công nghiệp thực phẩm, là sản phẩm được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa phương, gồm: Tứ Xuyên, Hồ Nam, Hồ Bắc và một số tỉnh khu vực phía Bắc Trung Quốc.

Đặc biệt, du lịch nội địa có xu hướng phục hồi mạnh cũng kéo theo nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ ăn uống gia tăng. Bên cạnh đó, mùa đông năm nay lạnh và kéo dài khiến nhiều người dân hướng đến sử dụng các món ăn cay, nóng như lẩu, nướng..., trong đó hồ tiêu là một trong những gia vị không thể thiếu.

Giá hồ tiêu xuất khẩu tháng 1/2024 tăng 14,8% so với cùng kỳ

Theo ước tính, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt 20 nghìn tấn, trị giá 79 triệu USD, giảm 1,4% về lượng, nhưng tăng 1,9% về trị giá so với tháng 12/2023; so với tháng 1/2023 tăng 60,2% về lượng và tăng 83,9% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 1/2024 ước đạt mức 3.953 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng 12/2023 và tăng 14,8% so với tháng 1/2023.

Năm 2023, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hồ tiêu đen, tỷ trọng chiếm 69,51% tổng lượng và chiếm 70,67% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước trong năm 2023. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hồ tiêu đen đã tác động tích cực lên toàn ngành.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu đen sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các thị trường xuất khẩu truyền thống hồ tiêu đen của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Philippines…

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích trồng hồ tiêu tại Việt Nam năm 2023 đạt 115 nghìn ha, giảm 5 nghìn ha so với năm 2022; sản lượng năm 2023 đạt 190 nghìn tấn, tăng 3,8% so với năm 2022.

Vụ thu hoạch hồ tiêu năm 2024 đã bắt đầu tại một số huyện của tỉnh Đắk Nông, tuy nhiên lượng thu hoạch rải rác tại một số huyện và chưa nhiều. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên vụ thu hoạch năm 2024 chậm hơn năm 2023.

Việt Nam hiện đang là nước sản xuất hồ tiêu số 1 thế giới, đóng góp khoảng 40% nguồn cung toàn cầu, sản lượng hồ tiêu được dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống còn 180.000 - 200.000 tấn vào năm 2024 từ mức 220.000 tấn của năm 2023.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, những đợt mưa lớn kéo dài gần đây ở khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam đã mang đến những khó khăn thách thức cho người trồng hồ tiêu. Điều này đang gây ra những lo ngại về sản lượng có khả năng sụt giảm trong vụ thu hoạch tiếp theo vào năm 2024.

Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đưa ra dự báo, sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2024 tiếp tục giảm 1,1%, tương đương giảm 6.000 tấn. Mức giảm này chủ yếu từ Việt Nam, trong khi đó, Brazil và Ấn Độ được dự báo tăng sản lượng trong năm 2024. Các quốc gia sản xuất khác có thể duy trì sản lượng hồ tiêu với mức thay đổi không đáng kể.

Điều kiện thời tiết bất lợi do hiện tượng El Nino gây ra đang ảnh hưởng đến năng suất và thu hoạch hồ tiêu. Trong đó, thời tiết đang “rất khô” ở Brazil, và những đợt mưa lớn kéo dài tại vùng Tây Nguyên cùng các tỉnh phía Nam Việt Nam sẽ tác động làm giảm sản lượng hồ tiêu trong thời gian tới.

IPC cũng dự báo, giá hồ tiêu toàn cầu biến động theo xu hướng tăng trong quý I/2024 do sản lượng tiếp tục giảm ở các nước sản xuất chính. Việc này cũng sẽ tác động lên giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công