Thứ năm 15/05/2025 00:20

Khơi dậy tiềm năng hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Kyrgyzstan

Chuyến thăm của Thủ tướng Kyrgyzstan tới Việt Nam sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy tin cậy chính trị, đưa hợp tác về kinh tế, thương mại đi vào chiều sâu.

Kyrgyzstan - thị trường nhỏ nhưng giàu tiềm năng

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, hai nước Việt Nam - Kyrgyzstan đã duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Mối quan hệ giữa hai nước thường xuyên được củng cố thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao cũng như lãnh đạo nhiều bộ, ngành.

Kyrgyzstan là một quốc gia Trung Á không giáp biển, dân số gần 7 triệu người, mức thu nhập trung bình khoảng 2.000 USD. Kyrgyzstan có thế mạnh là các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên sẵn có như thủy điện, luyện kim màu, urani, thorium... Khai thác vàng, bạc trên 20 triệu tấn/năm, chiếm 10% tổng GDP cả nước. Kiều hối là một trong những nguồn thu nhập chính, chiếm 30% GDP. Ngoài ra, Kyrgzystan là một trong những mắt xích trung chuyển quan trọng của hành lang Á - Âu.

Năm 2024 đã chứng kiến sự phát triển đáng kể của quốc gia Trung Á này. Cuối tháng 12, Kyrgyzstan khởi công xây dựng tuyến đường sắt kết nối 3 nước Trung Quốc - Kyrgyzstan - Uzbekistan với tổng chiều dài khoảng 500km với mức đầu tư 8 tỷ USD. Đây được coi là dự án kết nối Á - Âu mới quan trọng của Trung Á.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Kyrgyzstan gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện... Ảnh: Hải Nam

Đại sứ Việt Nam tại Kazakhstan kiêm nhiệm Kyrgyzstan Phạm Thái Như Mai nhận định, với những lợi thế nêu trên cùng với việc Kyrgyzstan là nước có nền kinh tế thị trường, tuy mức thu nhập chưa cao nhưng là thị trường giàu tài nguyên khoáng sản và có nhiều tiềm năng phát triển.

“Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập đầu tư, khai thác các sản phẩm ta có nhu cầu, thế mạnh, vừa để đóng góp sự phát triển của đất nước, cũng như tăng lợi nhuận” - Đại sứ Phạm Thái Như Mai thông tin.

Mặc dù vậy, những năm qua, trao đổi giữa hai nước chưa được thường xuyên. Thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, giai đoạn 2017-2021, trao đổi thương mại giữa hai bên chỉ đạt mức trung bình 1,36 triệu USD/năm.

Tuy nhiên, mức tăng kim ngạch song phương giữa Việt Nam và Kyrgyzstan là 70,9% năm 2022 và 66,7% đạt 7,5 triệu USD trong năm 2023. Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 21,5 triệu USD, tăng 172% so với năm 2023, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Kyrgyzstan 10,8 triệu USD, nhập khẩu từ Kyrgyzstan 10,7 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Kyrgyzstan gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, hàng rau quả, linh kiện ô tô 9 chỗ... Chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Kyrgyzstan chủ yếu là bông các loại và hàng hóa khác.

Trong thời gian tới, hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam - Kyrgyzstan dự báo sẽ có nhiều khởi sắc, bởi hai nước cùng là thành viên của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu có hiệu lực từ tháng 10/2016, trong đó có Kyrgyzstan là thành viên.

Tuy nhiên, để khai thác hết những tiềm năng dư địa thị trường của nhau, Đại sứ Phạm Thái Như Mai cho rằng, điều quan trọng là làm sao để hai nước xây dựng được môi trường thuận lợi về mặt pháp lý và có những ưu tiên cụ thể cho đầu tư sang nhau.

Về hợp tác đầu tư, tính đến ngày 31/10/2024, Kyrgyzstan có 1 dự án đầu tư vào tỉnh Khánh Hòa trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rượu công nghiệp, đồ uống có cồn, đồ uống khác với tổng vốn đăng ký là 5 triệu USD, đứng thứ 83/148 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Khơi dậy tiềm năng hợp tác Việt Nam - Kyrgyzstan

Từ ngày 6-7/3 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Kyrgyzstan Adylbek Kasimalyev thăm chính thức Việt Nam.

Ngay tối 5/3, Thủ tướng Cộng hòa Kyrgyzstan Adylbek Kasimalyev đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Ra sân bay Quốc tế Nội Bài đón đoàn có: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Đại sứ Việt Nam tại Kazakhstan kiêm nhiệm Kyrgyzstan Phạm Thái Như Mai.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ra sân bay đón Thủ tướng Kyrgyzstan thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong tối 5/3. Ảnh: Dương Giang

Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Kyrgyzstan đến Việt Nam và cũng là chuyến thăm cấp cao nhất của Cộng hòa Kyrgyzstan đến Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chuyến thăm tạo động lực quan trọng thúc đẩy tin cậy chính trị, tăng cường tình hữu nghị lâu dài và hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Kyrgyzstan; đồng thời góp phần thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có thương mại, công nghiệp...

Đại sứ Phạm Thái Như Mai cho biết, trong chuyến thăm này, hai nước đặt mục tiêu ưu tiên nâng cao hợp tác phát triển kinh tế, thương mại hiệu quả. Kyrgyzstan mong muốn Việt Nam là cửa ngõ để tham gia thị trường ASEAN.

Đối với Việt Nam, Kyrgyzstan là một thị trường hấp dẫn hàng đầu tại Trung Á, với nhiều cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư khai khác.

Tối 5/3, Thủ tướng Cộng hòa Kyrgyzstan Adylbek Kasimalyev đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 6-7/3, theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Kyrgyzstan đến Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam-Kyrgyzstan, đưa quan hệ giữa hai nước đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam