Ấn Độ cho xuất khẩu gạo, doanh nghiệp ứng phó ra sao?

Khi Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào các thị trường ngách, đồng thời xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao.
Thủ tướng chỉ đạo tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo, làm lành mạnh thị trường Ấn Độ gỡ ‘rào’, gạo Việt có chịu tác động? Gạo 100% tấm của Việt Nam không đủ để xuất khẩu

Áp lực từ nguồn cung gạo tăng trên thế giới

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2025, nguồn cung cho thị trường lúa gạo thế giới đạt mức kỷ lục 532,7 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới – đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu. Điều này đã tạo ra áp lực cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt ở phân khúc gạo chất lượng thấp, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến các nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam và Thái Lan.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV, doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu gạo chia sẻ: “Sự trở lại của gạo Ấn Độ như một cơn địa chấn, đặc biệt với phân khúc gạo trắng, vốn là thế mạnh của họ và cũng là mặt hàng chủ lực của chúng ta. Tuy nhiên, tôi tin rằng tác động này chỉ là tạm thời, bởi 80% gạo xuất khẩu của Việt Nam thuộc phân khúc chất lượng cao”.

Ấn Độ cho xuất khẩu gạo, doanh nghiệp ứng phó ra sao?
Chuyên gia nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào các thị trường ngách, đồng thời xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam chất lượng cao.

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong 2 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 613 triệu USD, giảm 13%. Điều này cho thấy giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam đã giảm đáng kể, phản ánh rõ nét áp lực cạnh tranh từ Ấn Độ.

Không chỉ đối mặt với áp lực cạnh tranh về giá, ngành lúa gạo Việt Nam còn phải thích ứng với những yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Các thị trường lớn như EU, Mỹ đòi hỏi sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, giảm phát thải và truy xuất nguồn gốc.

"Đây là xu hướng tất yếu của thị trường, và chúng ta không thể đứng ngoài cuộc," bà Lê Thị Hương, chuyên gia về ngành lúa gạo, nhận định.

"Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất xanh, thông minh đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và sự thay đổi trong tư duy của người nông dân. Cùng với đó, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bước đi đúng hướng, nhưng cần có sự đầu tư và triển khai quyết liệt hơn nữa", bà Hương nhấn mạnh.

Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường ngách

Trong bối cảnh khó khăn, vẫn có những tín hiệu tích cực cho ngành lúa gạo Việt Nam. Gạo trắng, chiếm lĩnh phần lớn thị phần (71%), hướng đến các thị trường đại chúng như Philippines, Indonesia và châu Phi, với mức giá cạnh tranh. Trong khi đó, các loại gạo thơm cao cấp như Jasmine, ST24, ST25 (19% thị phần) lại chinh phục những thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, nơi giá trị được đặt lên hàng đầu. Sự đa dạng này, cùng với nhu cầu từ Trung Quốc (5-6 triệu tấn/năm) và Philippines (4,5-4,7 triệu tấn) dự kiến tăng từ quý II/2025 cũng là yếu tố hỗ trợ giá gạo Việt Nam phục hồi.

"Chúng tôi tin rằng, với chất lượng gạo thơm và gạo đặc sản đã được khẳng định trên thị trường quốc tế, Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội để duy trì và mở rộng thị phần tại các thị trường cao cấp", ông Nguyễn Văn Thành cho biết thêm.

Cũng theo chuyên gia ngành lúa gạo Lê Thị Hương, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tập trung vào các thị trường ngách và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam chất lượng cao là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.

"Để vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội, ngành lúa gạo Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ. Trước hết, cần đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm. Thứ hai, cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường ngách. Thứ ba, cần có những chính sách hỗ trợ hiệu quả cho nông dân và doanh nghiệp, giúp họ tiếp cận vốn, công nghệ và thị trường", bà Hương phân tích.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, năm 2023 Việt Nam xuất khẩu trên 8 triệu tấn, năm 2024 đạt khoảng 9 triệu tấn. Điều này khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động tìm kiếm thị trường, lượng lúa hàng hóa sản xuất ra nên không lo ngại vấn đề tiêu thụ.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay (10/3) bình ổn so với cuối tuần. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 389 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 364 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 307 USD/tấn.
Minh Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất