Áp giá sàn xuất khẩu gạo khó khả thi

Biến động thị trường thế giới kéo giá lúa, gạo xuất khẩu và xuất khẩu gạo của Việt Nam suy giảm. Nhiều đề xuất được đưa ra, trong đó có giá sàn xuất khẩu.
Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu gạo VFA đề xuất đưa ra quy định giá sàn xuất khẩu gạo Thủ tướng chỉ đạo tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo, làm lành mạnh thị trường

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Tạm trữ là cần thiết

- Thưa ông, giá lúa gạo, gạo xuất khẩu thời gian qua giảm sâu, một trong những giải pháp đưa ra đó là tạm trữ, ông đánh giá như thế nào về việc này?

Ông Hoàng Trọng Thủy: Tôi cho rằng, giải pháp tạm trữ là cần thiết và chúng ta cần phải làm ngay. Việc đặt lợi ích của người trồng lúa, của người nông dân làm trung tâm để họ tăng thêm thu nhập và đây là động lực cho sự phát triển trong dài hạn.

02 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo cả nước ước đạt 1,1 triệu tấn (tăng 5,9%), giá trị đạt 613 triệu USD (giảm 13,6%)
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo cả nước ước đạt 1,1 triệu tấn (tăng 5,9%), giá trị đạt 613 triệu USD (giảm 13,6%)

Việc tạm trữ khi giá lúa gạo xuống thấp không chỉ có lợi cho nông dân mà còn góp phần chủ động hơn trong vấn đề về nguồn cung, khi chúng ta có những hợp đồng mới hoặc có những thị trường xuất khẩu mới.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay đó là nguồn vốn của ngân hàng phải đẩy ra cho các doanh nghiệp có năng lực, có hệ thống kho chứa để mua gạo tạm trữ trong giai đoạn thị trường biến động và giá mua thấp.

Cùng với đó, về lâu dài, ngân hàng cần mở rộng hạn ngạch, thời hạn cho vay đối với các doanh nghiệp để họ có thể xây dựng các kho trữ gạo hiện đại. Không những các đơn vị làm kho mà cả những đơn vị xuất khẩu gạo cũng phải đầu tư vào việc này. Về phía doanh nghiệp, phải đẩy mạnh liên kết với nông dân. Có như vậy, chúng ta mới có thể giải quyết được bài toán về phát triển bền vững của xuất khẩu gạo.

Tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung - cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo nghiên cứu, tính toán mở rộng hạn ngạch, thời hạn cho vay đối với các doanh nghiệp có năng lực, có hệ thống kho chứa để mua gạo tạm trữ trong giai đoạn thị trường có biến động và giá mua thấp; chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng phục vụ thu mua và xuất khẩu lúa gạo, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long...

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ động xây dựng kế hoạch mua dự trữ gạo quốc gia năm 2025 để triển khai kịp thời khi có biến động bất lợi về giá lúa gạo.

- Trong cuộc họp về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra đề xuất về giá sàn xuất khẩu gạo ở mức 500 USD/tấn (giá FOB), theo ông giải pháp này có cần thiết?

Ông Hoàng Trọng Thủy: Việc áp dụng giá sàn đối với xuất khẩu gạo được lý giải để như là biện pháp bảo vệ người nông dân và doanh nghiệp.

Về mặt lý thuyết, có vẻ như giải pháp này giúp ngăn chặn giá gạo giảm xuống mức giá thấp, bảo vệ được người sản xuất và lợi ích tối thiểu của người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời ổn định được thị trường nội địa.

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy. Ảnh: N.H

Tuy nhiên, trong thực tiễn thì không phải như vậy. Bởi lẽ, giá sàn sẽ không có giá trị gì khi giá thị trường quốc tế cao hơn giá sàn. Còn trong trường hợp giá thị trường quốc tế thấp hơn giá sàn thì cầu của thị trường sẽ mua gạo của các nước có giá tốt hơn như Thái Lan, Pakistan, Myanmar, Ấn Độ... và vô hình chung gạo Việt Nam sẽ không xuất khẩu được, giảm sức cạnh tranh của gạo Việt Nam.

Khi đó, giá sàn như một rào cản cấm xuất khẩu. Như vậy, làm cho người nông dân không bán được hàng, giá lúa nội địa sẽ giảm sâu. Thực tế câu chuyện này đã từng xảy ra nhiều năm trước, sau đó chúng ta đã bắt buộc phải bỏ giá sàn.

Câu hỏi đặt ra đó là, tại sao cơ cấu các chủng loại và phân khúc gạo của Việt Nam với thị trường so với năm 2025 không khác gì năm 2024. Nhưng vấn đề vì sao giá lúa gạo trong nước, giá gạo xuất khẩu vẫn tụt giảm. Phải chăng là do khâu trung gian chứ không chỉ do yếu tố cung cầu thị trường nhập khẩu (thị trường Philippines, Indonesia… giảm lượng nhập khẩu, Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo).

- Một vấn đề được cả doanh nghiệp và cơ quan chức năng đề cập đến đó là chuỗi giá trị liên kết lúa gạo của chúng ta còn yếu, ông bình luận gì về việc này?

Ông Hoàng Trọng Thủy: Trong chuỗi giá trị lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long vướng mắc lớn nhất đó chính là khâu thu gom. Do đặc thù vùng sông nước nên lúa gạo khu vực này được vận tải bằng các phương tiện thủy nội địa, nhưng vào thời điểm thu hoạch rộ, tại đây lại diễn ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng ghe, tàu, sà lan. Trong khi đó, trong vòng 24 giờ sau khi thu hoạch, lúa tươi phải được đưa vào lò sấy, đây được cho là thời gian “vàng” đảm bảo chất lượng hạt gạo xuất khẩu.

Các doanh nghiệp xay xát và đánh bóng đều thích làm với thương lái, tư thương chứ không thích làm với hợp tác xã. Bởi các tư thương có tiền, nhanh nhẹn, đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Họ cũng nắm rất chắc thông tin về luồng tuyến vận chuyển lúa gạo, số ghe vận tải và cả số lượng máy gặt đập liên hợp.

Báo cáo của cơ quan chức năng (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), doanh nghiệp mua lúa qua hợp tác xã và người nông dân khoảng 40%, nhưng các chuyên gia nghiên cứu độc lập lại cho rằng, các doanh nghiệp mua lúa trực tiếp từ hợp tác xã và nông dân chỉ ở con số 13,7%; số còn lại là mua của tư thương, thương lái.

Khâu ổn định thị trường, ai nắm được hệ thống phân phối thì người đó có quyền quyết định giá. Việc ngăn chặn giá gạo xuống dưới mức quá thấp không nằm trong tay các doanh nghiệp xuất khẩu mà nằm trong tay thương lái. Rõ ràng, trong chuỗi giá trị lúa gạo, chúng ta vẫn chưa xây dựng được hệ thống phân phối hoàn chỉnh và vẫn nằm chính trong khối thương lái.

- Trước những diễn biến thị trường lúa gạo hiện nay, vấn đề mở rộng thị trường mới song song với thị trường truyền thống tiếp tục được nhắc lại. Ông đánh giá như thế nào về giải pháp này?

Ông Hoàng Trọng Thủy: Theo tôi, các thị trường truyền thông chúng ta phải duy trì, bởi đây là những thị trường có khối lượng mua rất lớn.

Bên cạnh đó, việc tăng cường xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường lớn, thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa với các phân khúc sản phẩm của Việt Nam, như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc (gạo chất lượng cao, gạo thơm đặc sản giá trị cao như ST24, ST25), Trung Đông, châu Phi, ASEAN (gạo trắng) thông qua các Hiệp định thương mại tự do hoặc các thỏa thuận song phương đã ký kết nhằm đa dạng hóa thị trường là cần thiết. Song song với đó cần đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Cách đây 3 năm, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã đưa vào thị trường EU gạo với thương hiệu “Cơm VietNam Rice”, ngay lập tức, loại gạo này đã tạo ra sự tò mò của người dân thế giới với câu hỏi “Cơm là gì?”.

Sau khi giới thiệu đến thị trường, người tiêu dùng đã chấp nhận sản phẩm và phản hồi rằng cơm Việt Nam rất thơm, ăn rất ngon. gạo Cơm Vietnam Rice đã xuất hiện ở hệ thống siêu thị châu Âu với giá bán lẻ 4000 Euro/tấn. Đây là mức giá đắt nhất thị trường và đến nay.

Cần rà soát điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

- Một số ý kiến cho rằng, con số gần 160 thương nhân xuất khẩu gạo khá nhiều và cần giảm đầu mối thương nhân xuất khẩu gạo, quan điểm của ông về việc này như thế nào?

Ông Hoàng Trọng Thủy: Tôi cho rằng, việc ‘tinh gọn bộ máy’ doanh nghiệp xuất khẩu gạo, điều này không đúng với quy luật của thị trường. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đều phải được bình đẳng trong pháp luật. Doanh nghiệp nào có năng lực thì họ làm được xuất khẩu gạo. Đây cũng là yếu tố để giải phóng năng lực xuất khẩu gạo cho người nông dân. Càng nhiều doanh nghiệp làm sẽ càng tốt.

Tuy nhiên, tình trạng cạn mua của thương lái dẫn đến việc không đầu tư vào vùng nguyên liệu. Doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng không có vùng nguyên liệu, dẫn đến việc mua bán trao đổi lẫn nhau giữa doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp thương mại theo hình thức B và B’. Việc này làm rối loại thị trường.

Do đó, vấn đề quan trọng ở đây là phải đưa ra được tiêu chuẩn cụ thể đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng đủ tiêu chí, sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

Các điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thể được đưa ra như có vùng nguyên liệu ổn định đúng quy trình, tiêu chuẩn; có hệ thống sấy; có kho thu mua, lưu trữ bảo quản hạt thóc khi trở thành hạt gạo và chất lượng của hạt gạo khi xuất khẩu; thông tin của doanh nghiệp phải minh bạch.

Xin cảm ơn ông!

Trước bối cảnh này giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu giảm từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương đã đưa ra các giải pháp trọng tâm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân trồng lúa.

Thứ nhất, Tổng công ty Lương thực miền Nam đang phối hợp với các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn gạo trắng sang Bangladesh, góp phần thúc đẩy thu mua lúa gạo cho người nông dân.

Thứ hai, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống, thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng. Dự kiến, trong tháng 3/2025, Bộ Công Thương sẽ họp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp để tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại mặt hàng gạo tại thị trường Philippines và Trung Quốc.

Thứ ba, chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, thương mại lúa gạo toàn cầu và các thị trường truyền thống, cũng như của các đối thủ cạnh tranh để kịp thời có giải pháp phù hợp.

Thứ tư, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các địa phương, doanh nghiệp để triển khai hiệu quả Nghị định số 01/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 01/03/2025) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...
Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Trong môi trường địa kinh tế đầy biến động, thuế quan hiện không chỉ là rào cản thương mại, mà còn là bàn đạp chiến lược trong bàn cờ quyền lực kinh tế toàn cầu

Tin cùng chuyên mục

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam quyết định thành lập Tổ phản ứng nhanh của hiệp hội để xử lý với những biến động trên thị trường.
Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp cho hàng hoá nhập khẩu đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán về mức thuế quan để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Chiều 3/4, trong khuôn khổ Vietnam Expo 2025, đã diễn ra hội thảo kết nối với chủ đề "Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Tăng trưởng toàn cầu cùng Amazon".
Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.
Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương.
Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ban hành.
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, trong đó, nhiều nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Từ 31/3/2025, ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry,... được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

5 năm qua, thủy sản Việt không phát hiện nhiễm asen vô cơ, trước quy định mới của EU, chủ động thích ứng đang là việc mà ngành hàng này triển khai, thực hiện.
Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Không chỉ Việt Nam mà Philippines cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch tả lợn, do vậy, nhu cầu vắc xin dịch tả lợn châu Phi tại Philippines rất cấp thiết.
Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Bức tranh xuất khẩu nông sản đầu năm 2025 có nhiều tín hiệu sáng. Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu mặt hàng này.
Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Brazil vừa là cơ hội để hai nước thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau, vừa đặt nền tảng thúc đẩy hợp tác ASEAN-MERCOSUR
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT ngày 21/3/2025 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Mobile VerionPhiên bản di động