Thứ ba 05/11/2024 11:20

Việt Nam là điểm đến ưa thích và đầy hứa hẹn của các công ty đa quốc gia

Chuyên gia nhận định Việt Nam được coi là cơ sở sản xuất ngày càng phổ biến đối với các công ty đa quốc gia về công nghệ, xe hơi, điện tử, quần áo và dệt may.

Infobae, một trong những tờ báo nổi tiếng ở Argentina, ngày 23/2 đăng tải bài viết dự báo Việt Nam sẽ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng trong thập kỷ tới.

Trong bài viết đăng trên chuyên mục Thế giới của Infobae, nhà báo Rossana Marín nhấn mạnh Việt Nam là điểm đến ưa thích và đầy hứa hẹn để thiết lập hoạt động sản xuất của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là trong những lĩnh vực như công nghệ và xe hơi.

Với tiêu đề “Quốc gia nào sẽ dẫn đầu tăng trưởng tài sản toàn cầu trong thập kỷ tới?," bài viết dẫn kết quả nghiên cứu của công ty tình báo tài sản toàn cầu New World Wealth và cố vấn di cư đầu tư Henley & Partners khẳng định Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có mức gia tăng tài sản lớn nhất trong thập kỷ tới.

Sức tăng trưởng đáng chú ý này là do Việt Nam đang chuyển đổi thành trung tâm sản xuất của thế giới, với dự báo về tốc độ tích lũy tài sản sẽ tăng 125% trong 10 năm tới.

Với tốc độ phát triển này, không chỉ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam sẽ ở mức cao, mà số triệu phú cũng sẽ tăng lên đáng kể, cùng với việc củng cố vị thế là điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế.

Dây chuyền may hàng xuất khẩu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Tác giả Marín dẫn phân tích của McKinsey về sự bùng nổ nêu trên của Việt Nam bao gồm những yếu tố như vị trí địa lý chiến lược có chung đường biên giới với Trung Quốc và gần các tuyến thương mại hàng hải quan trọng, kết hợp với chi phí lao động thấp và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho xuất khẩu.

Bài báo dẫn lời Giám đốc đầu tư VinaCapital Group, ông Andy Ho, nhấn mạnh: “Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và hầu hết người dân đều được hưởng lợi."

Trong khi đó, ông Andrew Amoils - nhà phân tích của New World Wealth - nhận định sự phát triển diễn ra trong bối cảnh Việt Nam được coi là cơ sở sản xuất ngày càng phổ biến đối với các công ty đa quốc gia về công nghệ, xe hơi, điện tử, quần áo và dệt may.

Theo Infobae, sức hấp dẫn đối với các tập đoàn, cùng với thương hiệu về sự an toàn, đã thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà máy và thiết lập hoạt động sản xuất tại Việt Nam, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới(WB) được CNBC trích dẫn, Việt Nam hiện có 19.400 triệu phú và 58 tỷ phú, bằng chứng hữu hình về sức hấp dẫn kinh tế và tiềm năng đầu tư ngày càng tăng.

Tác giả đánh giá: “Sự gia tăng số lượng cá nhân có sức mua cao này sẽ là dấu hiệu cho thấy sự năng động về kinh tế của đất nước cũng như khả năng thu hút và tạo ra của cải. Việt Nam, tâm điểm của sự bùng nổ kinh tế Đông Nam Á, sẽ có mức tăng trưởng tài sản dự kiến đạt 110%."

Đề cập tới thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), bài báo ghi nhận Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, với mức tăng 32% trong năm 2023 so với năm 2022, đạt 36,6 tỷ USD.

FDI là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa, trong đó lấy xuất khẩu làm trọng tâm. Quá trình này của Việt Nam được củng cố qua 3 làn sóng thu hút FDI trong suốt 3 thập kỷ qua.

Ông Brian Lee - nhà kinh tế học và là Trợ lý Phó Chủ tịch Maybank, bình luận Việt Nam đang đứng trước làn sóng thu hút FDI lần thứ 4, vốn có thể thúc đẩy hơn nữa đà phát triển kinh tế của quốc gia Đông Nam Á. FDI mang lại việc làm tốt với mức lương khá và cho phép hàng triệu người Việt Nam cải thiện chất lượng cuộc sống.

Theo Infobae, các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường đào tạo lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động sản xuất phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng, tăng cường hiệu quả và năng suất lao động thông qua mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa các công ty nước ngoài và những đối tác trong nước./.

Theo TTXVN
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ