Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng, theo đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Làm gì để ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ thị trường châu Á, châu Phi, châu Đại dương? Doanh nghiệp làm gì để giảm thiểu rủi ro điều tra phòng vệ thương mại từ thị trường Anh?

Rủi ro lớn từ các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Tại toạ đàm "Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá bền vững" ngày 1/11, do Báo Công Thương tổ chức, ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, hiện các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đang tăng từng ngày. Theo đó, đến hết tháng 9/2024 đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, trong đó chiếm một nửa là các vụ điều tra chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp và chống lẩn tránh phòng vệ thương mại.

Đặc biệt, các vụ điều tra phòng vệ thương mại đang phủ rộng đến nhiều mặt hàng, nhất là mặt hàng kim loại (thép, nhôm), hoá chất, chất dẻo; các mặt hàng nông lâm sản, trong đó đáng chú ý là gỗ và sản phẩm gỗ. “Hầu hết các vụ điều tra đều liên quan đến mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao. Như vụ Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế tủ gỗ, bàn trang điểm - đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 3,4-3,5 tỷ USD (năm 2023); hay vụ Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá pin năng lượng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hơn 4 tỷ USD (năm 2023)”- ông Trung cho hay.

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng từng ngày
Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng từng ngày. Ảnh: Đức Duy/TTXVN

Đáng chú ý, theo lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại, trong thời gian gần đây, các quốc gia gia tăng các vụ điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do sự dịch chuyển sản xuất cũng như các thị trường cáo buộc hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang bị thị trường áp dụng với hàng hoá các quốc gia khác. "Nếu như trước đây, các vụ việc điều tra chống lẩn trảnh biện pháp phòng vệ thương mại tập trung vào gian lận, không khai báo đúng xuất xứ, thì hiện nay tập trung điều tra hàng hoá sản xuất có tạo ra nhiều giá trị gia tăng tại Việt Nam hay không hay chỉ thực hiện một số công đoạn sản xuất"- ông Chu Thắng Trung nói.

Hoa Kỳ hiện là thị trường khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Ông Đỗ Ngọc Hưng – Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, ngay trong tháng 10/2024 đã có 2 mặt hàng của Việt Nam bị nguyên đơn yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Theo đó, hàng hoá xuất khẩu Việt Nam đã đối diện với 4 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại trong chưa đầy 30 ngày từ thị trường Hoa Kỳ.

Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Hoa Kỳ tăng điều tra phòng vệ thương mại do kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh, riêng 9 tháng 2024, xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 88 tỷ USD; ngoài ra, hiện Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nên hàng hoá xuất khẩu thường bị vào tầm ngắm điều tra phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, ông Đỗ Ngọc Hưng nói thêm, trong bối cảnh bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ đang đến gần, tương quan ủng hộ, lực lượng giữa 2 ứng cử viên là rất sát nhau, các chính sách của chính quyền đều hướng về nội bộ nước Hoa Kỳ để hy vọng kiếm thêm được nhiều lá phiếu cử tri hơn nữa. "Một số nghiệp đoàn đại diện cho công nhân Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ chính quyền và đương nhiên các doanh nghiệp trong ngành đó mong muốn sự ủng hộ của họ phải xứng đáng và được đền đáp thông qua các biện pháp mang tính bảo hộ, bảo hộ kỹ thuật"- ông Hưng cho hay.

Hiện nay, tác động tiêu cực từ các vụ điều tra phòng vệ thương mại, nhất là các vụ điều tra chổng lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất Việt Nam là rất lớn. Từ góc độ đại diện ngành gỗ, ông Ngô Sĩ Hoài - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ, ngay giai đoạn khởi kiện doanh nghiệp đã bị thiệt hại và quá trình điều tra doanh nghiệp luôn trong trạng thái "đứng ngồi không yên". Nếu bị áp thuế với mức thuế cao, thì như bị “cấm vận” không có cách nào xuất khẩu hàng hoá. Đặc biệt, khi đã bị liệt vào “danh sách đen” điều tra phòng vệ thương mại thì xem như phải từ giã thị trường với các thiệt hại rất lớn.

Ông Chu Thắng Trung cũng nêu rõ, nếu như trước đây, các vụ điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại xem xét phát hiện hành vi gian lận, chuyển tải bất hợp pháp, những hành vi này thường chỉ do một vài doanh nghiệp gây ra. Tuy nhiên, đến nay hệ thống quy định chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước được hoàn thiện, không chỉ tập trung điều tra, xử lý mà chuyển sang ngăn chặn.

“Theo đó, phạm vi áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ lớn hơn rất nhiều, có thể ảnh hưởng đến cả một ngành chứ không đơn lẻ một vài doanh nghiệp. Đặc biệt, trong quá trình điều tra, doanh nghiệp không chủ động cung cấp thông tin và thông tin không nhất quán sẽ bị chịu mức thuế cao hơn rất nhiều”- ông Trung nhấn mạnh.

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ
Toạ đàm "Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì dòng chảy xuất khẩu hàng hoá bền vững". Ảnh: Quốc Chuyển

Trong nguy có cơ

Hiện nay, song hành với tiến trình tự do hóa và toàn cầu hóa, chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau. Các nước phát triển càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Từ đó, dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu. Đặc biệt, nhiều thị trường gia tăng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Bối cảnh này đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức nhiều hơn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Chia sẻ về vấn đề này, ông Ngô Sĩ Hoài cho rằng, trước “làn sóng” điều tra phòng vệ thương mại, doanh nghiệp là chủ thể quan trọng, cần có sự chuẩn bị trang bị kiến thức, kỹ năng phòng vệ. Đặc biệt, khi bị điều tra, cần có sự hợp tác, khai báo thông tin đầy đủ với cơ quan điều tra một cách cẩn thận, đặc biệt không thể “khoán trắng” cho luật sư trong vụ việc. “Doanh nghiệp có kỹ năng phòng vệ thương mại thì có thể vượt qua ngoạn mực và nguy cơ bị liệt vào danh sách đen là không nhiều. Theo đó, trong nguy có cơ, nếu tăng cường quản trị doanh nghiệp, thực hành trách nhiệm giải trình, sản xuất minh bạch thì chúng ta có cơ hội phát triển triển thị trường, xuất khẩu bền vững”- ông Hoài nói.

Thời gian tới, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, cũng như đảm bảo hoạt động xuất khẩu bền vững, ông Chu Thắng Trung cho biết, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục đồng hành với các doanh nghiệp xuất khẩu xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài thông qua các chương trình, hoạt động trọng tâm. Trong đó, Cục sẽ tăng cường nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, triển khai các hoạt động cảnh báo sớm, phân tích đánh giá các mặt hàng có nguy cơ, rủi ro cao về điều tra phòng vệ thương mại từ các thị trường. Đồng thời, Cục sẽ triển khai các hoạt động tham mưu Bộ Công Thương, Chính phủ để có chính sách ứng phó hiệu quả với các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ thị trường nước ngoài.

Về phía cơ quan Thương vụ, ông Đỗ Ngọc Hưng cũng thông tin, ở góc độ tại thị trường, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cam kết luôn luôn ủng hộ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ để các doanh nghiệp có thể đạt được kết quả tốt nhất trong vụ kiện. Đồng thời, Thương vụ sẽ luôn, và tiếp tục theo dõi số liệu xuất nhập khẩu, thu thập thông tin từ nhiều bên liên quan để có thể cảnh báo sớm các vụ kiện có thể xảy ra. Đặc biệt là thắt chặt quan hệ với các công ty luật có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệ trong các vụ việc.

“Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng sẽ tận dụng các kênh thông tin để trao đổi, làm việc với đối tác, cơ quan liên quan của Hoa Kỳ, tăng cường tham vấn, bày tỏ quan điểm, lập luận trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Công Thương. Thương vụ cũng báo cáo Đại sứ và phối hợp với các đơn vị liên quan của Đại sứ quán để vận động, trao đổi ở các cấp khác nhau để có thể hỗ trợ quá trình xử lý vụ việc”- ông Hưng cho hay.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Hà Nội nhân rộng mô hình

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá.
Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hải Phòng chú trọng thực hiện bán hàng trực tuyến, trên sàn thương mại điện tử để thúc đẩy hoạt động thương mại.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 1/11/2024, tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc diễn ra hội thảo "Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc".
Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Để sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế cần sự phối hợp, sáng tạo và đổi mới của các cấp, ngành và các chủ thể, hợp tác xã OCOP...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động