Việt Nam đã trở thành thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn

Với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Năng lượng tái tạo: Điểm sáng trong Quy hoạch điện VII

Những khởi đầu đáng khích lệ

Chiều ngày 28/10, được sự chỉ đạo của Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với Hội đồng Tư vấn khoa học, Giáo dục và Môi trường (Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam) tổ chức diễn đàn: Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam và Trao chứng nhận Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam 2020.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI - cho biết: năng lượng là bài toán quan trọng và phức tạp mà mọi quốc gia đều phải đối mặt trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, điều này càng đúng và có ý nghĩa thiết thực hơn đối với các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước.

Việt Nam đã trở thành thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn
Diễn đàn Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam

Theo báo cáo thống kê, nhu cầu điện trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ gặp nhiều khó khăn với tình trạng thiếu điện trầm trọng, dự báo năm 2023 có thể thiếu tới 13 tỷ kWh, trong khi đã phải phát điện dầu gần 11 tỷ kWh. Đến hết năm 2023, công suất nguồn điện bị thiếu hụt so với quy hoạch lên tới 12.690 MW. Tình trạng thiếu hụt nguồn điện sẽ được cải thiện trong các năm 2024 và 2025 do đưa vào vận hành một số nhà máy nhiệt điện, nhưng dự báo đến hết năm 2025, nguồn điện sẽ vẫn còn thiếu hụt khoảng 7.250 MW.

Nhằm khuyến khích doanh nghiệp năng lượng tái tạo trong nước phát triển, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị Quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nhấn mạnh: Ưu tiên xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch, nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng...

“Có thể nói, chủ trương định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam là đúng đắn, được Bộ Chính trị ủng hộ, khuyến khích, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, doanh nghiệp tích cực vào cuộc và lộ trình phát triển đã có những khởi đầu đáng khích lệ” - TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Đưa ra dẫn chứng cụ thể, TS. Vũ Tiến Lộc cho hay, với cơ chế khuyến khích phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo của Chính phủ, nhiều nhà đầu tư đã tích cực tham gia nghiên cứu và đề xuất đầu tư các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo. Tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện gió và điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch gần 23.000 MW, trong đó, điện mặt trời khoảng 11.200 MW; điện gió khoảng 11.800 MW.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), trong vòng 2 năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về số lượng và quy mô dự án năng lượng tái tạo. Theo đó, đến nay, toàn quốc đã đưa vào vận hành 102 dự án điện mặt trời với tổng công suất 5.245 MW.

Trong đó, chỉ riêng trong quý II/2019 có gần 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 4.000 MWp được đưa vào vận hành. Đây là khối lượng công việc kỷ lục trong quá trình phát triển của ngành điện Việt Nam và số lượng nhà máy được đưa vào vận hành cũng là kỷ lục từ trước đến nay. “Với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á” - TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Tạo cơ chế phát triển

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Theo đó, Việt Nam có số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và lên đến 2.700 giờ tại các tỉnh Nam Trung bộ. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 3.000 - 5.000 kCal/m2/ngày. Còn theo Bản đồ gió toàn cầu (Earth Wind Map) ước tính, hơn 39% diện tích của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 6 m/s, ở độ cao 65m và hơn 8% diện tích đất liền của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 7 m/s, tương ứng với tiềm năng tài nguyên gió là 512 GW và 110 GW.

Ông Đỗ Đức Quân - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) - cho biết: Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế khuyến khích phát triển điện gió, điện sinh khối, phát điện từ chất thải rắn và điện mặt trời như: Áp dụng giá mua ưu đãi cố định trong 20 năm. Ví dụ, điện gió trên bờ: 8,5 UScent/kWh; điện gió ngoài khơi: 9,8 UScent/kWh áp dụng cho các dự án có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021.

Hay, điện sinh khối công nghệ đồng phát nhiệt điện: 7,03 UScent/kWh; điện sinh khối khác: 8,47 UScent/kWh; công nghệ đốt rác phát điện: 10,05 UScent/kWh; điện mặt trời 9,35 UScent/kWh áp dụng cho các dự án có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/7/2019 và 7,09 UScent/kWh điện mặt trời mặt đất, 7,69 UScent/kWh điện mặt trời nổi, 8,38 UScent/kWh điện mặt trời mái nhà áp dụng cho các dự án điện mặt trời vào vận hành trong giai đoạn từ 1/7/2019 đến 31/12/2020 .

Bên cạnh đó, giá bán điện được cố định theo đồng USD, thanh toán bằng VND theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán; hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương ban hành; Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế VAT... thuế sử dụng đất ở mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, quá trình phát triển “thần tốc” về năng lượng tái tạo cũng đang đặt ra những thách thức mới về sự phát triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, sử dụng đất, cơ chế giá điện, công nghệ, nguồn nhân lực/việc làm và nguồn tài chính. Đến thời điểm này vẫn còn nhiều điểm nghẽn khiến nhiều dự án chậm triển khai, thậm chí mất phương hướng và có nguy cơ hủy bỏ. Việc quản lý, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương về thực thi chính sách trong một số trường hợp chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Công tác nghiên cứu quy hoạch và dự báo cung cầu còn yếu; công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện triển khai còn nhiều vướng mắc.

Chia sẻ về các khó khăn, vướng mắc đối với phát triển năng lượng tái tạo hiện nay, ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - nhận định, còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng các công nghệ năng lượng tái tạo, điều này cũng gây nhiều khó khăn cho chủ đầu tư các dự án. Khi chưa có các tiêu chuẩn, chủ đầu tư phải áp dụng theo tiêu chuẩn của quốc gia cung cấp thiết bị.

Trường hợp chọn tiêu chuẩn thấp có thể dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường và chất lượng điện năng; phải thay thế, nâng cấp khi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cao hơn tiêu chuẩn đã chọn. Ngược lại, nếu chọn tiêu chuẩn quá cao, dẫn đến tăng giá thiết bị, dự án không cạnh tranh được với các dự án khác cùng loại, hoặc ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, giá FIT cho các dự án năng lượng tái tạo được áp dụng thống nhất trong cả nước có thể dẫn đến hạn chế nguồn lực cho phát triển. Khả năng phát của các dự án điện gió, điện mặt trời phụ thuộc nhiều vào tốc điện gió bình quân và bức xạ năng lượng mặt trời. “Trong khi đất nước trải dài từ Bắc đến Nam với gần 2.000km với nhiều vùng khí hậu khác nhau, do đó nếu lựa chọn theo mức bình quân sẽ dẫn đến hiện tượng tập trung đầu tư vào khu vực có tốc độ gió, bức xạ tốt, trong khi không thu hút được đầu tư vào khu vực có tốc độ gió, bức xạ thấp. Theo đó, cần ban hành biểu giá FIT cho các nguồn năng lượng tái tạo theo một số vùng” - ông Nguyễn Văn Vy đề xuất.

Việc triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo là vô cùng cấp bách đòi hỏi sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ngành cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân về triển khai đầu tư dự án Trạm biến áp 110 kV Sân bay Cam Ranh và đấu nối.
Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh và đoàn công tác làm việc với PC Bình Định về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo, Trường Đại học Điện lực giới thiệu Dự án đào tạo về Điện gió tại Việt Nam.
Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Trong tháng 10/2024, sản lượng điện của Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã đạt gần 2,9 tỷ kWh, tương đương 109,1% kế hoạch.
Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Công ty Thủy điện Hòa Bình chính thức công bố đã đạt mốc sản lượng 280 tỷ kWh điện kể từ khi đưa tổ máy số 1 vào hoạt động vào năm 1988.

Tin cùng chuyên mục

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Trong tháng 10 năm 2024, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhân dân Thành phố.
Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề cấp bách. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để gấp rút sửa đổi Luật Điện lực trong kỷ nguyên mới.
Giải  bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Dù chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực cùng các chỉ đạo từ cơ quan chức năng nhưng nhiều dự án truyền tải điện đều vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ.
Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Đạt danh hiệu Công trình xây dựng sử dụng Năng lượng Xanh 4 sao của thủ đô năm 2023, tòa nhà Bảo tàng Hà Nội được thiết kế nhằm tiết kiệm năng lượng tối ưu.
Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thiếu nước để hoạt động, từ đó dẫn đến ngành sản xuất điện giảm.
Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống hứa hẹn sẽ làm thay đổi chính sách năng lượng và môi trường của Mỹ, với những tác động sâu rộng đến sản xuất dầu mỏ…
Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

Trong tháng 10 năm 2024, EVN đã đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội đất nước và nhu cầu của nhân dân với sản lượng điện sản xuất tăng 7%.
PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

PC Đắk Lắk đẩy mạnh các nhóm giải pháp đảm bảo cung ứng điện ổn định, liên tục và an toàn, trong đó tập trung tuyên truyền an toàn điện cho khách hàng.
Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng điều chỉnh giá như thế nào tại 21 tỉnh thành phía Nam?

Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng điều chỉnh giá như thế nào tại 21 tỉnh thành phía Nam?

Trong tháng điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân (11/10/2024), hóa đơn tiền điện các hộ gia đình sẽ được tính như thế nào, có đảm bảo quyền lợi cho khách hàng?
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024

Tính đến thời điểm hiện tại, các hạng mục thi công tại Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã hoàn thành và vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024.
Hải Dương: Chấp thuận dự án truyền tải điện tổng mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng

Hải Dương: Chấp thuận dự án truyền tải điện tổng mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng

UBND tỉnh Hải Dương vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp 220kV và đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) - rẽ Gia Lộc - Phố Nối.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Chiều 6/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, doanh nghiệp ngành điện về các dự án lưới điện.
Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam

Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam

Ngành điện Việt Nam hiện đối diện với nhiều thách thức lớn, từ việc thiếu đồng bộ trong Luật Quy hoạch đến những rào cản trong Luật Đầu tư.
EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

EVNCPC có công điện gửi các đơn vị thành viên, đại diện đơn vị cổ phần về việc chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung.
Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình

Tổng Giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư đã đến thăm, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 6 tại Công ty Điện lực Quảng Bình (PC Quảng Bình).
EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

EVN đề xuất triển khai thí điểm giá điện hai thành phần

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình lên Bộ Công Thương đề án triển khai cơ cấu giá điện hai thành phần, bao gồm giá công suất và giá điện năng.
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Ngành điện miền Nam đóng điện và đưa vào vận hành 8 công trình lưới điện 110kV cấp bách, trọng điểm trên địa bàn các tỉnh phía Nam phục vụ phát triển kinh tế.
Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Nhiệm vụ "Nghiên cứu xây dựng cơ chế giá điện khuyến khích cho khách hàng sử dụng điện tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện của Việt Nam".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động