Việt Nam có 13 nhà khoa học vào bảng xếp hạng thế giới năm 2023
Xã hội 10/03/2023 15:34 Theo dõi Congthuong.vn trên
10 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới Hơn 800 nhà khoa học tham dự hội nghị quốc tế về công nghệ tiên tiến và phát triển bền vững |
Website Research.com vừa cập nhật kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học. Việc xếp hạng các nhà khoa học hàng đầu trong nghiên cứu được Research.com thực hiện hàng năm, ở 24 lĩnh vực.
Trong đó Việt Nam có 13 nhà khoa học trong bảng xếp hạng. Đặc biệt lần đầu tiên có một nhà khoa học ở lĩnh vực xã hội nhân văn và 4/13 nhà khoa học có tên trong bảng xếp hạng hiện đại đang công tác đại Đại học Quốc gia Hà Nội.
![]() |
4 nhà khoa học ( trong ảnh) nằm trong danh sách bảng xếp hạng hiện đang công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội |
Năm nay, 13 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được xếp hạng ở 7 lĩnh vực: Khoa học máy tính, Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật liệu, Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng và Khoa học xã hội và nhân văn. Danh sách năm nay tăng thêm 3 nhà khoa học (năm 2022 có 10 nhà khoa học) và mở rộng thêm lĩnh vực xếp hạng.
Trong số này GS.TS Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng là nhà khoa học đầu tiên ở lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn (thuộc Y tế công cộng) vào bảng xếp hạng. GS.TS Hoàng Văn Minh có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và kinh tế y tế.
Ông là chuyên gia về lĩnh vực kinh tế y tế, phương pháp nghiên cứu khoa học và thống kê y học với hàng trăm bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học có phản biện quốc tế, trong đó nhiều công trình nghiên cứu đã áp dụng thành công vào thực tế, được Bộ Y tế đánh giá cao về tính hữu dụng cho sự phát triển của ngành.
Lĩnh vực Khoa học máy tính có PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong bảng xếp hạng này, ông là gương mặt lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022; đồng thời được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới năm 2022.
Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ tiếp tục ghi danh GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội. 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021 và 2022, ông đều lọt vào top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. GS Đức cũng từng được xếp hạng 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering vào năm 2022, tức top 100 thế giới. 3 nhà khoa học nước ngoài khác từ Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân cũng có mặt trong xếp hạng lĩnh vực này.
Lĩnh vực Khoa học Môi trường có GS.TS Phạm Hùng Việt và PGS.TS Từ Bình Minh, đều từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lĩnh vực Khoa học vật liệu có duy nhất GS Nguyễn Văn Hiếu, Trường Đại học Phenikaa góp mặt trong danh sách.
Kỹ thuật cơ khí và Hàng không vũ trụ có 5 nhà khoa học Việt được vinh danh, gồm: GS.TS Nguyễn Xuân Hùng và TS Phùng Văn Phúc (Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh); PGS. TS Nguyễn Thời Trung (Trường Đại học Văn Lang), PGS Thái Hoàng Chiến (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) và PGS Bùi Quốc Tính (Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản).
Lĩnh vực Y học cộng đồng có PGS Trần Xuân Bách, Trường Đại học Y Hà Nội. Năm 2022, PGS Bách là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 nhà khoa học đầu bảng (xếp hạng 3), được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới.
Trong đợt xếp hạng lần này, Research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới. Vị trí một nhà khoa học trong bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên chỉ số D-index, chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trong một lĩnh vực cụ thể, tỷ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưởng và thành tựu của họ.
Ngoài ra, Research.com cũng đối chiếu chéo và kiểm định từng nhà khoa học thông qua một số tiêu chí phụ khác như số lượng bài báo tại các tạp chí lớn, kỷ yếu hội nghị để xem xét các đóng góp của họ trong một số chuyên ngành nhất định.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ngày này năm xưa 26/3: Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: Hàng nghìn tình nguyện viên tham gia chiến dịch hưởng ứng Giờ Trái đất

Giảm phát thải trong ngành thực phẩm, đồ uống: Hành động trước khi quá muộn

Sản xuất thép, nhựa và xi măng: Tiềm năng lớn để giảm phát thải cacbon

Giá vé bay dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng nóng từng ngày
Tin cùng chuyên mục

Ra mắt và vận hành Trung tâm đào tạo điện tử chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Một máy bay trực thăng kịp thời đưa ngư dân Trường Sa gặp nạn về đất liền cấp cứu

Kiến nghị rút ngắn thời gian tại ngũ từ 24 xuống 12 tháng, Bộ Quốc phòng nói gì?

Đà Nẵng: Học sinh tái hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ

5000 cơ hội việc làm cho sinh viên trong Ngày hội việc làm UNETI 2023

Những bệnh dễ mắc khi thời tiết thay đổi, cách phòng tránh

Bộ Y tế cảnh báo sữa hạt hỗ trợ tiểu đường Nutrizabet vi phạm quảng cáo

Giá trần vé máy bay nội địa có thể tăng cao từ quý 2/2023

Thanh niên Quản lý thị trường và dấu ấn của màu xanh tình nguyện

Hàng loạt chuyến bay Hà Nội - Điện Biên bị hủy vì khói rơm rạ

Kon Tum: Đi tắm hồ đập, hai cháu nhỏ bị đuối nước

Đắk Lắk: Làm rõ vụ việc học sinh bị ngộ độc sau khi nhận bóng bay

TP. Hồ Chí Minh: Cháy xưởng gỗ, nhiều tài sản bị thiêu rụi, không có thương vong về người

Hà Nội: Rà soát nhu cầu nhân lực kịp thời, kết nối, cung ứng lao động

Vinh danh 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022

Đắk Nông: Cây đa di sản hơn 200 tuổi ở Tà Đùng gãy đổ

500 doanh nghiệp tham gia tập huấn Quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy

Nhiều giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030

Chính thức nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy online trên toàn quốc
