Kỹ sư, nhà khoa học trẻ Việt Nam nhận giải thưởng Honda Y-E-S Giải thưởng Tạ Quang Bửu: Nguồn động viên lớn cho các nhà khoa học |
Trang mạng research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học trên thế giới, đã công bố kết quả xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, GS.TS Phạm Hùng Việt (ảnh từ trái qua) có mặt trong bảng xếp hạng các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học. |
Trong đó, với đợt xếp hạng lần này, website research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.
Theo bảng xếp hạng này, có 10 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được xếp hạng trong 6 lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Máy tính, Khoa học Môi trường, Khoa học Vật liệu, Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ, Y học cộng đồng.
Lĩnh vực Hóa Học, có 1 người, là GS Nguyễn Văn Tuấn (Phiiippe Derreumaux), là Việt Kiều Úc, mang tên trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ, có 1 người Việt Nam là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lĩnh vực Khoa học Môi trường, Việt Nam có 2 người, đều đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, là GS.TS Phạm Hùng Việt và PGS.TS Từ Bình Minh.
Lĩnh vực Khoa học Máy tính, Việt Nam có 1 người, là PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lĩnh vực Khoa học Vật liệu có GS. Nguyễn Văn Hiếu của Trường ĐH Phenikaa.
Lĩnh vực Cơ khí và Kỹ thuật hàng không vũ trụ: Việt Nam có 4 người, trong đó Trường ĐH Tôn Đức Thắng có 2 người là PGS Nguyễn Thời Trung và PGS Thái Hoàng Chiến; Trường ĐH Công nghệ Hồ Chí Minh có 2 người là GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Phùng Văn Phúc.
Lĩnh vực Y học có 1 người trong lĩnh vực y học cộng đồng là PGS.TS Trần Xuân Bách, Trường ĐH Y Hà Nội.
Những con số thống kê trên phản ánh sự tiến bộ, nỗ lực và hội nhập không ngừng của các nhà khoa học Việt Nam, những lĩnh vực mà Việt Nam được ghi nhận trên bản đồ khoa học của thế giới.
Đồng thời cũng cho thấy khoa học công nghệ Việt Nam phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa, phải đầu tư hơn nữa cho các nhà khoa học, cho các nhóm nghiên cứu mạnh, cho các trường đại học và cho các mũi nhọn trọng điểm, để khoa học công nghệ Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và trình độ quốc tế, hội nhập mạnh mẽ hơn với khoa học của thế giới.