Thứ sáu 29/11/2024 19:57

Việt Nam chủ động, nỗ lực bảo vệ tầng ô-dôn

Sáng ngày 16/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2019 với chủ đề "32 năm nối tiếp hành trình bảo vệ tầng ô-dôn" và Hội thảo khởi động Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn II (HPMP II).    

Lễ kỷ niệm tiếp tục khẳng định tầm quan trọng Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (thuộc Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn) - một trong những hiệp ước quốc tế về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thành công nhất trong lịch sử.

Việt Nam gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn từ tháng 1/1994

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành - cho biết, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (thuộc Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn) được ký kết năm 1987 tại Montreal, Canada, được đánh giá là một trong những hiệp ước quốc tế về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thành công nhất trong lịch sử. Tháng 12/1994, Phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết số 49/114 lấy ngày 16/9 là Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn. Hàng năm, tất cả các nước thành viên tham gia Nghị định thư Montreal đều tổ chức các hoạt động kỷ niệm trọng thể này. Kể từ đó đến nay, Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn là dịp để các quốc gia trên thế giới tăng cường nhận thức và có những hành động thiết thực bảo vệ tầng ô-dôn, giữ gìn môi trường sống của nhân loại vì sự phát triển bền vững. Trong nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế đã chung tay nỗ lực bảo vệ tầng ô-dôn, kiểm soát và loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việt Nam gia nhập Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn từ tháng 1/1994. 25 năm qua, thực hiện đúng lộ trình của Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã cùng các quốc gia loại trừ các chất Chlorofluorocarbon (CFC), và từng bước loại trừ các chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao - các chất Hydro Chlorofluorocarbon (HCFC) từ năm 2010. Từ năm 2013, ngừng tiêu thụ ở mức cơ sở và bắt đầu loại trừ HCFC. Năm 2015, loại trừ chất Methyl Bromide sử dụng ngoài mục đích kiểm dịch và khử trùng hàng xuất khẩu; loại trừ 10% lượng tiêu thụ cơ sở các chất HCFC.

Hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua, bà Caitlin Wesen - Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam - đánh giá cao những thành tích Việt Nam đã đạt được. Đặc biệt, với việc Chính phủ phê chuẩn Bản sửa đổi bổ sung Kiagali, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 82 phê chuẩn nhằm kiểm soát và loại trừ các chất HCFC.

Tuy nhiên, bà Caitlin Wesen cũng nhấn mạnh, hiện thế giới vẫn phải đối mặt với thách thức mới gắn liền với xu hướng gia tăng sử dụng các chất được sử dụng để thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn trong lĩnh vực sản xuất thiết bị lạnh, điều hòa không khí. Để giải quyết thách thức này, rất cần sự hợp tác hơn nữa giữa các chính phủ ở cấp độ toàn cầu, giữa các bộ ngành, địa phương, sự tham gia của các đối tác quốc tế và đặc biệt là doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan.

Để tạo ra các đồng lợi ích trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam, là chìa khóa thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cũng như Chương trình nghị sự 2030, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang triển khai Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC giai đoạn II (2018 - 2023) nhằm loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC. Dự án được triển khai thực hiện dự kiến sẽ hỗ trợ hơn 80 doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ nhằm đạt mục tiêu loại trừ tiêu thụ 1.000 tấn HCFC-22 và loại trừ hoàn toàn HCFC-141b trộn sẵn trong polyol trong sản xuất xốp cách nhiệt; tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý, loại trừ các chất HCFC; nâng cao nhận thức của các ngành, người dân và các bên liên quan về loại trừ các chất HCFC ở Việt Nam. Hiệp định tài trợ giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới được chính thức ký kết ngày 7/3/2019.

Lộ trình loại trừ các chất HCFC trong thời gian tới theo Nghị định thư Montreal của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam: đến năm 2020, giảm 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC; năm 2025 giảm 67,5% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC; trong năm 2030 – 2040, giảm 97,5% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC; năm 2040, loại trừ 100% lượng tiêu thụ HCFC.
Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Đến năm 2025 phải đạt 45% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

Trung tâm Chính trị quận Hoàng Mai trao chứng nhận cho 102 học viên lớp đảng viên mới khoá II/2024

Bổ nhiệm ông Trần Mạnh Cường giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng

Chủ tịch UBND thành phố đối thoại với nông dân Thủ đô: Nông dân phải nghĩ lớn, mơ lớn

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đối thoại với nông dân

Thiếu tướng Hoàng Sâm - Người cộng sản kiên trung của Quảng Bình

Hòn Trứng Côn Đảo xác lập kỷ lục sân chim sinh sản nhiều nhất Việt Nam

Thông báo lịch chi trả lương hưu tháng 12/2024

Nhân sự 28/11: Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải có tân Bộ trưởng; Quốc hội bổ nhiệm nhân sự mới

Dự báo thời tiết biển hôm nay ngày 29/11/2024: Nam Biển Đông có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay 29/11/2024: Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào và dông

Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gia tăng cao

Nóng: Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người đưa tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành

Sửa đổi, bổ sung quy định về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

VEAM trao tặng 27 máy cày cho hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai ở Thanh Hóa

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Trao giải cuộc thi viết “Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024”