Thứ bảy 28/12/2024 22:10

Việt Nam bán dầu thô cho Trung Quốc giá cao hơn giá xuất khẩu trung bình

Gần đây, một số phương tiện truyền thông đưa tin, Việt Nam đã mất hơn 300 tỷ đồng vì bán dầu thô giá rẻ cho Trung Quốc. Về vấn đề này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẳng định, giá bán dầu thô của Việt Nam cho Trung Quốc cao hơn giá dầu thô xuất khẩu trung bình.
Năm 2017 là dấu mốc 30 năm kể từ khi lô dầu Bạch Hổ đầu tiên được xuất khẩu

Cụ thể, giá trung bình xuất khẩu cho khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp là 412 USD/tấn, cao hơn so với giá trung bình dầu thô Việt Nam xuất khẩu khoảng 9,59 USD/tấn. Tính chung giá dầu thô Việt Nam xuất bán vào thị trường Trung Quốc (do khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp hoặc mua lại thông qua các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế bán lại) có giá trung bình 405,31 USD/tấn (cao hơn so với giá dầu thô trung bình được Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,9 USD/tấn).

Dầu thô Việt Nam được xuất bán đến thị trường Trung Quốc bao gồm một phần từ khách hàng Trung Quốc tham gia đấu thầu mua trực tiếp, một phần do các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế mua dầu thô của Việt Nam rồi bán lại vào thị trường Trung Quốc.

Trong 8 tháng đầu năm 2017, khách hàng Trung Quốc (là Công ty Dầu Unipec) đã tham gia trực tiếp mua dầu thô từ Việt Nam với tổng khối lượng mua khoảng 1,78 triệu tấn (chiếm khoảng 20% tổng sản lượng dầu thô Việt Nam sản xuất và khoảng 35% tổng sản lượng dầu thô Việt Nam xuất khẩu) có tổng giá trị đạt 733 triệu USD.

Các loại dầu thô Việt Nam được khách hàng Trung Quốc mua trong giai đoạn này đến từ các mỏ: Sư Tử Đen, Rạng Đông, Ruby, Chim Sáo, Thăng Long (là các mỏ dầu khí có sự tham gia của các chủ mỏ dầu nước ngoài đang tiến hành khai thác tại Việt Nam với vai trò là người bán như SK và KNOC (Hàn Quốc), Perenco và Geopetrol (Pháp), JVPC (Nhật Bản), Petronas (Malaysia), Santos (Úc), Premier Oil (Vương quốc Anh), Repsol (Tây Ban Nha)).

Giá dầu thô xuất bán đến Trung Quốc (qua khách hàng Trung Quốc trực tiếp mua hay qua qua các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế bán lại) hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng từng loại dầu và tình hình thị trường vào thời điểm xuất bản.

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2017, Tập đoàn đã khai thác 10,49 triệu tấn dầu, trong đó khai thác ở trong nước đạt 9,19 triệu tấn, ở nước ngoài là 1,30 triệu tấn. Cũng đến hết tháng 8/2017, tổng số lượng dầu thô được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đối tác là chủ mỏ dầu xuất bán (thông qua đơn vị đại lý, ủy thác bán dầu là Tổng Công ty Dầu Việt Nam- PVOIL) là 8,81 triệu tấn, với doanh thu đạt khoảng 3,597 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 4,976 triệu tấn (2,004 tỷ USD) và bán cho các khách hàng trong nước là 3,836 triệu tấn (đạt 1,59 tỷ USD). Giá xuất khẩu dầu thô Việt Nam trung bình cho cả giai đoạn 8 tháng năm 2017 là 402,41 USD/tấn.

Việc xuất bán dầu thô của Việt Nam được thực hiện dưới sự kiểm soát rất chặt chẽ theo quy trình đấu thầu và sự thống nhất tuyệt đối của các chủ mỏ dầu Việt Nam và nước ngoài tại các dự án khai thác dầu khí. Các lô dầu xuất khẩu đều được bán theo hình thức đấu thầu đảm bảo công bằng, minh bạch, hiệu quả và an toàn cho khai thác mỏ.

Giá bán của tất cả các lô dầu đều là giá cao nhất tại thời điểm bán, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật mà các chủ mỏ dầu (gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đối tác là công ty dầu khí quốc tế) đặt ra. Danh sách khách hàng mời tham gia mua dầu Việt Nam được các chủ mỏ dầu thông qua có khoảng gần 30 khách hàng, bao gồm khách hàng đến từ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… Như vậy, dầu thô Việt Nam hiện được xuất bán đi tiêu thụ tại nhiều nước trên thế giới như Nhật, Hoa Kỳ, Singapore, Úc… và Trung Quốc.

Dầu thô Việt Nam được khai thác từ nhiều mỏ thuộc các chủ dầu trong nước và nước ngoài. Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia khai thác và xuất bán 18 loại dầu thô, trong đó có 17 loại khai thác ở trong nước và 01 loại khai thác tại Algeria. Các loại dầu thô của Việt Nam được cung cấp một phần cho thị trường trong nước (Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, các nhà máy chế biến condensate) và để xuất khẩu. Chất lượng các loại dầu thô của Việt Nam có sự khác nhau nên giá trị thương mại trên thị trường quốc tế cũng khác nhau, có thể chênh lệch đến 2USD/thùng (tương đương 17 - 18USD/tấn) giữa dầu thô chất lượng cao (như từ mỏ Bạch Hổ, mỏ Sư tử đen…) và các loại dầu thô khác. Ngoài ra, giá bán dầu thô còn phụ thuộc vào tình hình thị trường dầu mỏ tại thời điểm xuất bán.

Được biết, năm 2017 là dấu mốc 30 năm kể từ khi lô dầu Bạch Hổ đầu tiên được xuất khẩu vào tháng 4/1987. Trong thời gian qua, hoạt động thương mại dầu thô luôn gắn liền với hoạt động khai thác của tất cả các mỏ dầu Việt Nam, hoạt động sản xuất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, hoàn thành mục tiêu mang lại lợi ích cao nhất cho Tập đoàn và các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí. Cho đến nay, khoảng 360 triệu tấn dầu thô đã được xuất bán an toàn với tổng trị giá đạt gần 150 tỷ USD, đóng góp đáng kể cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước.

Lê Kim Liên

Tin cùng chuyên mục

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng

VCCI góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Điện lực

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân thành phố Đà Nẵng

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Các vụ lừa đảo, mạo danh điện lực tại miền Trung – Tây Nguyên tăng

Bộ Công Thương: Sẽ thu hồi các khoản giá FIT ưu đãi đối với dự án điện hưởng không đúng quy định

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon còn gặp khó vì thủ tục

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống