Để chính sách hiệu quả

Việc tổ chức thực hiện ở địa phương mang tính quyết định

P.V

P.V

Phóng viên Chuyên đề Dân tộc Thiểu số và Miền núi (Báo Công Thương) đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về ý nghĩa, việc triển khai sao cho hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

P.V: Từ khi có Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và tiếp đó là Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, đến nay vùng DTTS và miền núi đã có những bước chuyển biến như thế nào, thưa ông?

Việc tổ chức thực hiện ở địa phương mang tính quyết định
Tiến sĩ Nguyễn Lâm Thành (ở giữa) tham gia Chương trình Chính sách Dân tộc - Tôn giáo của Báo Công Thương Ảnh: Cấn Dũng

Tiến sĩ Nguyễn Lâm Thành: Với việc thực hiện Nghị quyết 22 và Nghị quyết 24, có thể khẳng định, vùng DTTS và miền núi đã có được những thành tựu to lớn.

Về mặt chính trị, quyền bình đẳng giữa các DTTS cơ bản đã được đảm bảo trên tinh thần Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013. Đại điện các DTTS tham gia vào chính quyền các cấp và chính quyền địa phương ngày càng tăng.

Đến nay, các xã, thôn bản vùng DTTS và miền núi, đã có những khởi sắc rõ rệt; khi mà thu nhập của đồng bào tăng lên, tỷ lệ mù chữ chỉ còn dưới 10%, chăm sóc y tế được nâng cao, nhiều địa phương 95% người dân có thẻ bảo hiểm y tế; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành từ Trung ương đến tỉnh, huyện, cụm xã…

Từ chỗ kinh tế phát triển, đời sống được quan tâm… công tác an ninh trật tự bảo đảm chủ quyền biên giới được đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong bối cảnh phát triển chung của đất nước và hội nhập quốc tế…hiện có không ít những vấn đề đặt ra với vùng DTTS và miền núi cần được giải quyết như: Đất ở, giáo dục, y tế, bình đẳng giới… Cụ thể như, với việc phát triển sản xuất, sinh kế, việc làm. Do diện tích đất đai lớn nhưng đất đủ điều kiện canh tác không nhiều nên nguồn lực đất đai bảo đảm sinh kế của nhiều xã vùng DTTS còn thiếu. Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên khó khăn, giao thông cách trở, tập quán, trình độ, khả năng tiếp cận thị trường của một bộ phận đồng bào còn hạn chế… là những nguyên nhân khiến việc tiếp cận dịch vụ sản xuất, giao thương, tiêu thụ tiếp tục là bài toán khó đối với vùng DTTS và miền núi.

P.V: Thưa ông, ngày 14/10/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của chương trình? Để chương trình được thực hiện hiệu quả, theo ông kinh nghiệm có được từ những chương trình trước đây là như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Lâm Thành: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là chương trình vô cùng ý nghĩa đối với sự phát triển của vùng DTTS và miền núi bởi đây là chương trình có nguồn lực lớn, với thời gian thực hiện kéo dài 10 năm. Chương trình tập hợp đầy đủ các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc. Đặc biệt, với Nghị quyết 88 và Nghị quyết 120 được Quốc hội thông qua, chương trình được bảo đảm tính pháp lý cao nhất, với yêu cầu bố trí nguồn lực cụ thể, rõ ràng. Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi trước đây, không ít chương trình, chính sách do thiếu nguồn lực mà thực hiện dở dang được nửa chặng đường hoặc không đạt được đúng mục tiêu đề ra.

Kinh nghiệm từ các chương trình, chính sách đã và đang thực hiện cho thấy, để chính sách đi vào đời sống và phát huy hiệu quả, thì việc kết hợp nhịp nhàng giữa công tác chỉ đạo từ Trung ương và việc tổ chức thực hiện ở địa phương là vô cùng quan trọng, trong đó việc tổ chức ở địa phương phải mang yếu tố quyết định. Hơn thế, trong quá trình triển khai, phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá của cả hệ thống - từ quốc hội, cho đến mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - để bảo đảm chính sách đi đúng hướng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực; kịp thời phát hiện những vướng mắc, sai sót, kể cả những đề nghị, phản ánh để có điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, công tác thông tin, truyền thông phải là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đưa chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng đến với người dân; đồng thời, đưa tâm tư, nguyện vọng của người dân đến với người làm chính sách. Từ đó, kịp thời phát hiện, biểu dương những điển hình tiên tiến, chia sẻ kinh nghiệm, những việc làm tốt, mô hình hay để đẩy nhanh, tăng tính hiệu quả của chính sách.

Đây sẽ là những hoạt động tạo lên sự đồng thuận xã hội, thu hút được sự quan tâm, hỗ trợ của cả xã hội về cả tinh thần và vật chất, góp phần để công tác dân tộc đạt được những kết quả tích cực, làm nên những đổi thay mạnh mẽ cho vùng DTTS và miền núi.

P.V: Trân trọng cảm ơn ông!

P.V
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam

Giới thiệu nét văn hoá đặc trưng của 54 dân tộc Việt Nam

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

Khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo tồn bản sắc văn hóa

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Xem thêm