Thứ tư 16/04/2025 21:16

Vì sao nhiều trạm LNG nổi tại châu Âu bị bỏ không?

Mặc dù giá cao và nhu cầu ở châu Âu tăng mạnh, thế nhưng các trạm nhập khẩu LNG nổi tại Pháp và Đức đã bị bỏ không nhiều tháng. Vậy lý do là gì?.
Các trạm nhập khẩu LNG nổi tại Pháp và Đức đã bị bỏ không trong nhiều tháng. Ảnh minh họa

Mặc dù giá khí đốt tự nhiên cao và nhu cầu LNG ở châu Âu tăng mạnh sau khi nguồn cung khí đốt đường ống từ Nga chấm dứt, các trạm nhập khẩu LNG nổi tại Pháp và Đức đã bị bỏ không trong nhiều tháng do chi phí vận hành cao làm giảm tính cạnh tranh của chúng so với các cơ sở trên bờ.

Một ví dụ điển hình là trạm LNG nổi Le Havre, do TotalEnergies của Pháp đưa vào vận hành năm 2023 như một biện pháp khẩn cấp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra.

Cape Ann, đơn vị lưu trữ và tái hóa khí nổi (FSRU) cho LNG, đã được đặt tại Le Havre hai năm trước. TotalEnergies đã ký hợp đồng sử dụng 50% công suất hàng năm của trạm, khoảng 5 tỷ mét khối, để cung cấp LNG từ danh mục toàn cầu của mình. Công suất còn lại sẽ được phân phối theo các quy định được cơ quan quản lý phê duyệt, TotalEnergies tuyên bố vào năm 2023.

Tuy nhiên, trạm LNG nổi tại cảng Le Havre chỉ xử lý 2% tổng lượng nhập khẩu LNG của Pháp vào năm 2024, mặc dù có khả năng nhập khẩu tới 10% tổng mức tiêu thụ khí đốt của Pháp, theo dữ liệu theo dõi tàu và cảng do Bloomberg tổng hợp vào ngày 18/3.

Ngay cả TotalEnergies, công ty đã đưa trạm LNG nổi vào vận hành, cũng không sử dụng cảng Le Havre nhiều. Lô hàng LNG gần nhất cập bến trạm này là một chuyến hàng vào tháng 6/2024, theo dữ liệu của Bloomberg.

Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ sử dụng thấp là do chi phí vận hành và tái hóa khí của các trạm LNG nổi cao hơn so với các trạm trên bờ tại Pháp, bao gồm Dunkerque, Fos Cavaou, Fos Tonkin và Montoir-de-Bretagne.

Các trạm nhập khẩu LNG nổi của Đức cũng gặp phải tình trạng sử dụng thấp so với các cơ sở nhập khẩu trên bờ, theo Bloomberg.

Kể từ năm 2022, Đức đã lắp đặt một số trạm nhập khẩu LNG nổi nhằm giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Công ty vận hành trạm LNG của Đức, Deutsche ReGas, được cho là đã hủy hợp đồng với một đơn vị lưu trữ và tái hóa khí nổi sau một năm sử dụng, do thua lỗ trong khoản đầu tư này. Đây là một dấu hiệu cho thấy những khó khăn của các trạm nhập khẩu LNG nổi.

Mai Hương
Theo oilprice.com
Bài viết cùng chủ đề: Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)

Tin cùng chuyên mục

GDP quý I của Trung Quốc tăng 5,4%, vượt kỳ vọng

Tự động hóa ngành dệt may: Việt Nam đang ở đâu?

Tin thuế quan 16/4: Cổ phiếu ô tô tăng sau động thái của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Donald Trump yêu cầu tước giấy phép và phạt CBS 20 tỷ USD

Chiến sự Nga-Ukraine tối 15/4: Nga bắn hạ 109 UAV Ukraine

Động đất ở Myanmar: Du lịch Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sao?

Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

Chuyến du hành không gian đầu tiên toàn nữ: Khi hoa cúc nở giữa vũ trụ

Tin thuế quan 15/4: Thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc sau quyết định của Tổng thống Trump

Khai thác FTA: Định hình nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Về quan niệm 'thân, thành, huệ, dung' trong bài viết của đồng chí Tập Cận Bình

Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga

Tin thuế quan 14/4: Tổng thống Trump khuyến khích đàm phán, sẽ có các 'ngoại lệ' thuế đối ứng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/4: Nga giành thắng lợi lớn ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/4: Quân đội Nga kiểm soát Kalinovo

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Chuỗi địa chấn chưa dừng: Myanmar hứng thêm động đất mạnh

Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Tin thuế quan 13/4: Hải quan Mỹ khắc phục lỗi, cứu loạt hàng đang vận chuyển