Tổng thống Donald Trump tiết lộ về dự án LNG ‘bậc nhất thế giới’ Indonesia tái khởi động dự án LNG trị giá 1,5 tỷ USD Châu Âu dự kiến dành 20 tỷ USD để xây 4 gigafactory AI |
![]() |
Các trạm nhập khẩu LNG nổi tại Pháp và Đức đã bị bỏ không trong nhiều tháng. Ảnh minh họa |
Mặc dù giá khí đốt tự nhiên cao và nhu cầu LNG ở châu Âu tăng mạnh sau khi nguồn cung khí đốt đường ống từ Nga chấm dứt, các trạm nhập khẩu LNG nổi tại Pháp và Đức đã bị bỏ không trong nhiều tháng do chi phí vận hành cao làm giảm tính cạnh tranh của chúng so với các cơ sở trên bờ.
Một ví dụ điển hình là trạm LNG nổi Le Havre, do TotalEnergies của Pháp đưa vào vận hành năm 2023 như một biện pháp khẩn cấp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Cape Ann, đơn vị lưu trữ và tái hóa khí nổi (FSRU) cho LNG, đã được đặt tại Le Havre hai năm trước. TotalEnergies đã ký hợp đồng sử dụng 50% công suất hàng năm của trạm, khoảng 5 tỷ mét khối, để cung cấp LNG từ danh mục toàn cầu của mình. Công suất còn lại sẽ được phân phối theo các quy định được cơ quan quản lý phê duyệt, TotalEnergies tuyên bố vào năm 2023.
Tuy nhiên, trạm LNG nổi tại cảng Le Havre chỉ xử lý 2% tổng lượng nhập khẩu LNG của Pháp vào năm 2024, mặc dù có khả năng nhập khẩu tới 10% tổng mức tiêu thụ khí đốt của Pháp, theo dữ liệu theo dõi tàu và cảng do Bloomberg tổng hợp vào ngày 18/3.
Ngay cả TotalEnergies, công ty đã đưa trạm LNG nổi vào vận hành, cũng không sử dụng cảng Le Havre nhiều. Lô hàng LNG gần nhất cập bến trạm này là một chuyến hàng vào tháng 6/2024, theo dữ liệu của Bloomberg.
Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ sử dụng thấp là do chi phí vận hành và tái hóa khí của các trạm LNG nổi cao hơn so với các trạm trên bờ tại Pháp, bao gồm Dunkerque, Fos Cavaou, Fos Tonkin và Montoir-de-Bretagne.
Các trạm nhập khẩu LNG nổi của Đức cũng gặp phải tình trạng sử dụng thấp so với các cơ sở nhập khẩu trên bờ, theo Bloomberg.
Kể từ năm 2022, Đức đã lắp đặt một số trạm nhập khẩu LNG nổi nhằm giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Công ty vận hành trạm LNG của Đức, Deutsche ReGas, được cho là đã hủy hợp đồng với một đơn vị lưu trữ và tái hóa khí nổi sau một năm sử dụng, do thua lỗ trong khoản đầu tư này. Đây là một dấu hiệu cho thấy những khó khăn của các trạm nhập khẩu LNG nổi.