Thứ hai 23/12/2024 10:56

Vì sao người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn miến dong?

Nhiều người có suy nghĩ miến chứa ít đường, ít năng lượng nên để giảm cân đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường đã ăn miến thay cơm, tuy nhiên đây là sai lầm.

Miến dong có chỉ số đường huyết cao

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, miến là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, lượng calo thấp nhưng chỉ số đường huyết và hàm lượng đường cao hơn so với cùng một lượng gạo trắng.

Vì sao người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn miến dong?

Trên thực tế, chỉ số đường huyết của miến là GI=95, hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g. Trong khi đó, chỉ số đường huyết của gạo tẻ là 83, hàm lượng đường trong 100g gạo tẻ là 76,1g.

Nếu ăn cùng 1 khối lượng thì lượng tinh bột cơ thể sẽ hấp thu từ miến cũng nhiều hơn cơm. Nếu ăn 100g miến thì tải lượng đường huyết của miến là GL = 78; còn gạo tẻ là 63.

Sau khi ăn khoảng 2 giờ thì lượng đường huyết trong máu tăng lên đến 95%. Vì vậy, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này không phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Vì nếu đường huyết tăng cao trong thời gian lâu dài, người bệnh tiểu đường sẽ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường mà bệnh nhân có thể gặp phải như bị mù lòa, đột quỵ, suy thận, nguy cơ cắt bỏ tay chân, thậm chí tử vong. Vì thế để phòng ngừa biến chứng thì người tiểu đường nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương – chia sẻ, có rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường vào viện cấp cứu vì đường huyết tăng chỉ vì ăn miến thay cơm.

Ăn lượng như thế nào là phù hợp với thể trạng người bệnh

Miến có nhiều loại như miến gạo, miến dong, miến đậu xanh… là một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên cần phải lượng ăn phù hợp với thể trạng người bệnh.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh tiểu đường được khuyên là nên cắt giảm 10% tinh bột đường. Thay vào đó, nên tăng thêm 10% chất đạm so với nhu cầu năng lượng mà cơ thể cần. Tùy theo thể trạng, chiều cao và cân nặng của mỗi bệnh nhân mà nhu cầu năng lượng sẽ khác nhau, có thể tiêu thụ một lượng miến khác nhau.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, người bệnh không nên kiêng quá mức mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chính vì vậy, khi ăn miến, người bệnh nên kết hợp ăn cùng với chất đạm, tinh bột, chất béo hay chất xơ vừa cung cấp đủ dinh dưỡng vừa làm giảm tác động lên đường huyết của miến.

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý một vài vấn đề khác, như: Nên ăn rau trước khi ăn miến, người bệnh nên kết hợp ăn cùng với nhiều rau xanh với tỉ lệ 2 rau : 1 miến và ăn rau trước. Ăn rau trước sẽ giúp tăng cảm giác no, nhờ đó hạn chế bớt lượng thức ăn định sử dụng. Ngoài ra, các chất xơ có trong rau xanh có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và làm giảm quá trình tăng glucose máu, kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Hạn chế ăn miến với kiểu chế biến chiên, xào nhiều dầu mỡ. Vốn dĩ, miến đã là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, khi chiên xào miến, đồng nghĩa với việc làm tăng cao đường huyết sau ăn và tăng nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi chế biến nên cho ít muối, vì muối làm tăng cân, tăng huyết áp và dễ dẫn tới tình trạng kháng insulin khiến insulin hoạt động không hiệu quả. Đồng thời, nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh thận, cao huyết áp hay các bệnh lý về tim mạch.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là người bị tiểu đường cần cắt bỏ hoàn toàn miến hay bất cứ thực phẩm nào khác ra khỏi thực đơn hàng ngày. Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên luyện tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội… Đồng thời, người tiểu đường cũng cần dùng thuốc đều đặn, đúng liều, đủ liều và liên tục. Có thể kết hợp Tây y với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi: Miến là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và hàm lượng đường cao hơn gạo tẻ. Nếu ăn cùng 1 khối lượng thì lượng tinh bột cơ thể sẽ hấp thu từ miến nhiều hơn cơm.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh tiểu đường

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt