Thứ bảy 19/04/2025 16:17

Vận tải đường bộ dự báo sẽ mở rộng vị thế hơn trong tương lai

Trong bối cảnh các doanh nghiệp tìm kiếm sự nhanh chóng và linh hoạt hơn cho phương thức vận chuyển, vận tải đường bộ sẽ giúp họ giải quyết vấn đề này.

Vận tải đường bộ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng và mở rộng vị thế ở Đông Nam Á bởi các công ty đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng bền vững hơn. Cụ thể, báo cáo mới với tiêu đề “Con đường hướng tới tương lai: Dẫn lối cơ hội cho vận tải đường bộ tại Đông Nam Á” được Tập đoàn DHL vừa công bố đã phác thảo vai trò của vận tải đường bộ như một giải pháp đơn phương thức hoặc đa phương thức, trong bối cảnh các doanh nghiệp tìm kiếm sự nhanh chóng và linh hoạt hơn cho phương thức vận chuyển cho các lô hàng của họ.

Việc thúc đẩy phát triển vận tải đường bộ góp phần đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng hàng hóa

Báo cáo cho thấy, trong khi các công ty toàn cầu đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, nhiều công ty Trung Quốc cũng đang mở rộng cơ sở sản xuất của họ vào ASEAN.

Dẫn thông tin từ McKinsey, báo cáo cho biết, đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2023 đã đạt 24 tỷ USD. Những khoản đầu tư này nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực trong vai trò trung tâm sản xuất toàn cầu, đặc biệt là với các thị trường như Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan. Do đó, các quốc gia này đã công bố hoặc thực hiện những cải cách hoặc mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông vốn thiết yếu với ngành dịch vụ logistics.

Với Việt Nam, Chính phủ đang đặt mục tiêu hoàn thành 3.000km đường cao tốc vào năm 2025. Khoảng 1.000km đường cao tốc trải dài qua 15 tỉnh, thành phố đã được hoàn thành cho đến nay, nâng tổng chiều dài các tuyến đường này lên gần 2.100km.

Trong khu vực, Lào đã mở tuyến đường sắt mới nối Viêng Chăn với Côn Minh ở Trung Quốc vào năm 2021. Tại Thái Lan, Tập đoàn DHL đã mở Trung tâm Vận chuyển đa phương thức quốc tế DHL mới tại Free Zone 3 của sân bay Suvarnabhumi, giúp việc vận chuyển hàng hóa vào, ra và qua Thái Lan dễ dàng hơn với nhiều phương thức vận chuyển khác nhau.

“Những khoản đầu tư vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt hoặc đường bộ ở Đông Nam Á sẽ khiến việc vận chuyển từ Trung Quốc vào Đông Nam Á rẻ hơn và nhanh hơn so với đường hàng không. Đặc biệt, vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng như một giải pháp độc lập cũng như giải pháp đa phương thức. Từ đó dẫn đến thời gian giao hàng tận nơi Door-to-Door (DTD) nhanh hơn so với vận tải đường biển, đồng thời chi phí cũng thấp hơn đáng kể so với vận tải hàng không”, ông Bruno Selmoni - Phó Chủ tịch, Trưởng bộ phận Vận tải đường bộ và liên vận, Đông Nam Á, DHL Global Forwarding đánh giá.

Theo các chuyên gia, việc thúc đẩy phát triển vận tải đường bộ bền vững hơn là rất cần thiết, song vẫn còn nhiều thách thức đáng kể ở phía trước. Để giải quyết thách thức, chiến lược khu vực ASEAN về vận tải đường bộ bền vững đã nêu bật ba hạng mục chính sách và biện pháp vận tải xanh gồm: Tối ưu hóa logistics, chẳng hạn như giảm vận chuyển hàng rỗng hoặc triển khai các trung tâm logistics và trao đổi hàng hóa; sử dụng vận chuyển đa phương thức như đường sắt hoặc đường thủy; chuyển đổi xanh xe tải bằng cách cải thiện độ hiệu quả của lốp xe có lực cản lăn thấp hoặc sử dụng nhiên liệu thay thế.

Tuy nhiên, để đạt được điều này đòi hỏi những nỗ lực đồng bộ từ các đơn vị vận chuyển, nhà sản xuất phương tiện và lộ trình của Chính phủ.

Tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới thông qua chính sách

Các sáng kiến của Chính phủ ASEAN đã góp phần tối ưu việc vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới. Những quốc gia trong khu vực cũng đang cố gắng giải quyết các vấn đề biên giới, hợp tác cải thiện cơ sở hạ tầng và tối ưu hóa các thủ tục.

Những sáng kiến như Hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN, ACTS, nhằm mục đích cải thiện các quy trình và giảm bớt giấy tờ thủ tục. Cơ quan Hải quan của tất cả mười quốc gia thành viên ASEAN đã cùng nhau thông qua Hiệp định khung về Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của ASEAN (AAMRA) vào năm 2023. Thỏa thuận này thiết lập một môi trường giao dịch nhất quán và minh bạch trong các quốc gia thành viên. AAMRA đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận với Khung SAFE của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh chóng và ưu tiên xử lý cho các AEO được chứng nhận trong ASEAN.

Ngoài các thỏa thuận khu vực, các quốc gia ASEAN cũng đã thực hiện nhiều chính sách độc lập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới. Ví dụ, Campuchia và Việt Nam đã hợp tác để thêm các làn đường vào một trạm kiểm soát thường xuyên tắc nghẽn.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Tin cùng chuyên mục

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Những hiện vật kể chuyện về Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Thời tiết hôm nay 19/4: Hà Nội sương mù vào sáng sớm

Thời tiết biển hôm nay 19/4/2025: Mưa nhỏ, gió hoạt động yếu

Chuẩn bị khởi công các công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Bộ Y tế sẽ xử lý bác sĩ vi phạm quảng cáo

Hà Nội thông tin về 600 sản phẩm sữa nghi giả

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Tận hưởng trải nghiệm thẩm mỹ công nghệ cao tại The Pyo giữa lòng thành phố

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

Thanh Hóa kỳ vọng những kết quả ấn tượng từ "Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện 2025"

Đà Nẵng quyết tâm lan tỏa văn hóa tiết kiệm điện

Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà cao tầng ở Thái Hà, cột khói ngùn ngụt

Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

'Chốt' đăng ký nguyện vọng lớp 10 công lập: Cuộc đua chính thức bắt đầu

10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

Sáp nhập tỉnh: Bố trí lãnh đạo tỉnh và các sở ngành như thế nào?