Thứ ba 26/11/2024 13:13

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhằm cải thiện chất lượng lao động, để có thể đáp ứng kịp thời xu thế.

Chuyên gia phân tích, đối với người lao động, khi áp dụng an toàn lao động giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình trong quá trình làm việc. Khi đã thực hiện tốt biện pháp an toàn lao động sẽ giúp người lao động an tâm làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc. Tương tự với doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, công ty khi áp dụng an toàn lao động sẽ giảm, hạn chế những thiệt hại về tài sản do tai nạn gây ra. Ngoài ra, khi áp dụng công tác an toàn lao động chặt chẽ theo quy định còn gây dựng uy tín đối với người lao động; thu hút nguồn nhân lực tham gia ứng tuyển khi doanh nghiệp tuyển dụng.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là yếu tố cần thiết

Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, doanh nghiệp càng cẩn trọng tới cải thiện chất lượng người lao động. Người lao động được lựa chọn phải có trí tuệ, sáng tạo, đáp ứng kịp thời yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cần phát triển thị trường lao động đa dạng và linh hoạt, tạo nguồn lực có chất lượng cao cho nền kinh tế, đóng góp tích cực để nâng cao năng suất tổng hợp, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đó phải là thị trường lao động lành nghề, giàu kỹ năng; khéo léo, thông minh, sáng tạo, có tính chuyên nghiệp và tay nghề cao; đồng thời đảm bảo cân đối cung cầu, cân đối ngành nghề, khu vực, lãnh thổ.

Theo các chuyên gia, một trong những điều kiện để đảm bảo an toàn là trang bị đồ bảo hộ lao động an toàn. Do đó, với mỗi công việc khác nhau phải có đồ bảo hộ lao động khác nhau, phù hợp với tính chất công việc. Đồ bảo hộ lao động bao gồm mũ bảo hộ, quần áo, giày, kính, các trang thiết bị vận hành… Để giải quyết nhu cầu về đồ bảo hộ lao động, hiện có rất nhiều công ty bảo hộ lao động được thành lập, với mục đích đảm bảo an toàn lao động cho người lao động. Tuy nhiên, cần phải tìm mua ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.

Cùng với trang bị đồ bảo hộ, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cũng được đánh giá là yếu tố cần thiết, kể cả đối với người học nghề, tập nghề, thử việc. Vì vậy, hàng năm người lao động phải được tham dự những khóa đào tạo huấn luyện an toàn lao động ngắn hạn, để nắm bắt được những kỹ năng cơ bản đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, các yếu tố nguy hại, biện pháp phòng ngừa, phương án xử lý khi có sự cố, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi có vấn đề xảy ra. Hơn thế, việc huấn luyện lao động cũng là một trong những quy định của pháp luật, yêu cầu những người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện cho người lao động để trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất. Người được huấn luyện an toàn lao động bao gồm người lao động trong cơ sở, doanh nghiệp do người sử dụng lao động quản lý, người lao động hành nghề tự do được cơ sở, doanh nghiệp thuê mướn, sử dụng. Sau khi huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu thì người lao động (kể cả người lao động hành nghề tự do) phải ký vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, doanh nghiệp.

Để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc, sản xuất, người lao động cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc: Thực hiện đúng những chỉ dẫn, quy định về an toàn khi sử dụng các dụng cụ, máy móc trong nhà xưởng hoặc nơi làm việc; sắp xếp, dọn dẹp khu vực làm việc thường xuyên để đảm bảo gọn gàng, thoáng đãng; đối với nguồn điện và dây dẫn cần đặt ở nơi cao ráo và tuân thủ quy tắc an toàn điện; trong nhà máy, công xưởng cần trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy. Không để những dụng cụ, nguyên liệu dễ cháy ở gần nơi có thể phát sinh ra lửa; có lối thoát hiểm để đảm bảo an toàn cho người lao động khi tình huống khẩn cấp xảy ra.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động

An toàn lao động: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người