Thứ tư 06/11/2024 01:23

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cảnh báo lừa đảo mạo danh quỹ đầu tư chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa đưa ra cảnh báo tình trạng mạo danh quỹ đầu tư chứng khoán để lừa đảo nhà đầu tư.

Ngày 2/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra cảnh báo, thời gian gần đây xuất hiện thủ đoạn mạo danh Quỹ đầu tư Carlyle VN để thực hiện hành vi lừa đảo nhà đầu tư.

Trước đó, Công an TP. Hà Nội cũng đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo này. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định, không cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ cho Quỹ đầu tư Carlyle VN. Do đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng, kiểm tra, đối chiếu các thông tin trước khi giao dịch, đầu tư theo thông tin tại các ứng dụng trên không gian mạng. Khi gặp trường hợp lừa đảo, nhà đầu tư cần liên hệ với cơ quan công an để giải quyết kịp thời theo quy định.

Tin nhắn hướng dẫn đóng các khoản phí đầu tư. Ảnh Công an Hà Nội

Theo cảnh báo từ Công an TP. Hà Nội, gần đây xuất hiện thủ đoạn mạo danh Quỹ đầu tư Carlyle VN để thực hiện hành vi lừa đảo. Đã có nạn nhân tham gia đầu tư và bị chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng.

Nạn nhân cho biết được hướng dẫn đầu tư thông qua ứng dụng Quỹ đầu tư Carlyle VN. Khi tham gia các buổi livestream, người đầu tư được tặng tiền, được “thầy” giới thiệu nhiều gói ưu đãi, có nhiều mã khuyến nghị, hướng dẫn đầu tư cổ phiếu tăng giá mạnh.

Theo như quảng cáo, đầu tư giao dịch vào quỹ có thể nhận tiền về tài khoản đầu tư ngay sau khi đặt lệnh chốt và có thể đặt lệnh rút tiền luôn, nhanh hơn hẳn so với các sàn giao dịch thông thường.

Các "thầy" quảng cáo có mức lãi suất khủng 500 - 800% bằng cách dùng đòn bẩy. Nạn nhân được hướng dẫn mua mã cổ phiếu giao dịch “…x5” với mức nạp tiền tối thiểu hơn 200 triệu đồng. Khi nạp tiền xong, các đối tượng tiếp tục mời chào mã cổ phiếu giao dịch “…x8”. Nạp số tiền 200 triệu đồng, nạn nhân nhận được số cổ phiếu gấp nhiều lần và được yêu cầu nếu không nạp đủ số tiền còn thiếu sẽ bị đóng băng tài khoản và không được giao dịch. Nạn nhân đã chuyển thêm 400 triệu đồng để đủ số tiền còn thiếu.

Khi nạn nhân rút tiền không được, các đối tượng yêu cầu chuyển phí thường niên (25% tổng lợi nhuận trước) để nạn nhân tiếp tục chuyển 200 triệu đồng. Tiếp đó yêu cầu đóng phí sử dụng tài khoản cho thành viên VIP là 15% tổng số tiền đã nạp (200 triệu đồng); đóng thuế giá trị gia tăng 10% lợi nhuận (150 triệu đồng); đóng 10% tiền phí giới thiệu khi mở tài khoản. Phải đóng quá nhiều phí đầu tư mà không rút được tiền ra, lúc này nạn nhân mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng