Thứ tư 04/12/2024 15:22

Ứng dụng công nghệ in 3D: Tăng lợi thế trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Trong nền Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, sử dụng các công nghệ thông minh, trong đó có công nghệ in 3D, sẽ tăng sản lượng, chất lượng, tính đồng bộ và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ảnh minh họa

Công nghệ in 3D được xem là một trong những thành phần điển hình của nền công nghiệp 4.0 bên cạnh công nghệ Internet Vạn vật (IoT), thành phố thông minh, trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot, vật liệu mới, công nghệ nano cùng đột phá về nhận thức trong những quy trình sinh học. So với trước đây, in 3D hiện nay đã đi xa hơn việc tạo mẫu, đó là cho phép các nhà công nghiệp thiết kế nhanh hơn và có thể điều chỉnh kỹ thuật sản xuất để tạo ra một sản phẩm mới thông qua quá trình sản xuất tạo mẫu trên máy tính trước đó. Thậm chí, theo dự báo, tương lai, công nghệ in 3D còn được cá nhân hóa, ứng dụng trong các thiết bị di động và mang tính kết nối cao hơn.

Theo thống kê, hiện công nghệ in 3D đã phát triển đạt giá trị 6,063 tỷ USD, tăng 17,4% tổng doanh thu toàn cầu vào năm 2016, đồng thời đang không ngừng mở rộng ứng dụng vào nhiều ngành công nghiệp. Với tiềm năng sẵn có về mặt tùy biến và hạn chế tối đa hàng tồn kho, in 3D được xem là một yếu tố chủ chốt để hướng đến công nghiệp 4.0.

Ông Hoàng Văn Tấn - Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Creatz3D Việt Nam - cho biết, hiện tại, thiết kế và tạo mẫu nhanh là hai trong số các quy trình chính được hưởng lợi từ in 3D. Máy in 3D cũng là một công cụ hữu ích trong việc đáp ứng những đơn hàng số lượng ít. Khi yêu cầu về tốc độ, chất lượng và vật liệu ngày càng tăng, doanh nghiệp có thể khai thác những khả năng sản xuất mới sẽ là người chiến thắng.

Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ in 3D không ngừng gia tăng, tuy nhiên so với nhu cầu phát triển thì vẫn còn khiêm tốn. Do đó, theo khuyến cáo, để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ này, đồng thời cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng tiềm lực tài chính để khai thác hiệu quả công nghệ.

Công nghệ in 3D hay còn gọi là công nghệ sản xuất đắp dần (AM) tạo ra nguyên mẫu hình ảnh và nguyên mẫu chức năng, sao chép không ngừng các bộ phận đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối đang được các doanh nghiệp đẩy mạnh tiếp cận và ứng dụng mạnh mẽ.
Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Tin cùng chuyên mục

Audi Việt Nam triệu hồi 316 xe Audi Q5 vì lỗi túi khí trên vô lăng

Hyundai chế tạo robot hỗ trợ đội ngũ kỹ thuật sửa xe

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Hé lộ hãng xe tiên phong thử nghiệm công nghệ đo sóng não EEG với người lái

Hơn 100 triệu tài khoản người Việt Nam sử dụng mạng xã hội trong nước

Xe sang thuần điện Genesis sẽ có mặt tại Hyundai Experience Day 2024

Thương hiệu ô tô điện Việt hé lộ dòng xe mới với mức giá rẻ sẽ trở thành mẫu xe quốc dân

Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Xe điện tiếp tục là 'át chủ bài', doanh thu quý III/2024 của VinFast tăng 49,3%

Ô tô "xanh" tiếp cận thị trường Việt theo cách đa chiều

4 ngày nữa, chính sách giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước hết hiệu lực

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024 diễn ra từ ngày 2-3/12

Omoda C5 chính thức ra mắt thị trường Việt Nam, giá bán từ 589 triệu đồng kèm nhiều ưu đãi

Chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo quốc gia 2024

Hãng xe Việt lọt top 30 thương hiệu bán chạy ô tô điện nhất thế giới năm 2024

Lí do hai hãng ô tô Hàn Quốc triệu hồi 200.000 xe điện

Hãng xe thương hiệu Việt chính thức bàn giao lô xe điện VF5 đầu tiên tại Indonesia

Dàn SUV châu Âu hạng sang cập bến thị trường Việt Nam dịp cuối năm 2024

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện