Thứ sáu 29/11/2024 00:50

Ứng dụng công nghệ blockchain để xây dựng thành phố thông minh

Sau một thập kỷ phát triển, blockchain được coi là một trong những công nghệ hiệu quả nhất để xây dựng một nền tảng truyền thông an toàn cho thành phố thông minh thông qua việc cung cấp các dịch vụ công tốt hơn và sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có bao gồm cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội, chính phủ điện tử và công chứng, quản lý và vận hành đô thị, phát triển kinh tế - xã hội. TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ blockchain để xây dựng thành phố thông minh. 

Đưa công nghệ blockchain vào xây dựng thành phố thông minh

Công nghệ blockchain lần đầu tiên được giới thiệu trên thế giới vào năm 2008, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu của Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers ở Mỹ. Lúc này, blockchain được nghiên cứu phát triển như một phần mềm nguồn mở để bảo đảm quá trình giao dịch tài chính phi tập trung cho đồng tiền điện tử như bitcoin. Blockchain đã mang đến một cuộc cách mạng mới để thay đổi hệ thống giao dịch tài chính trở nên hiệu quả hơn, minh bạch hơn, và đơn giản hơn nhờ việc cho phép thanh toán trực tuyến được gửi trực tiếp từ người này sang người khác mà không thông qua bất kỳ một tổ chức trung gian nào như ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng trung ương.

Các giải pháp ứng dụng công nghệ blockchain cho việc xây dựng và vận hành thành phố thông minh

Bà Lê Bích Loan - quyền Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh - cho biết, sau một thập kỷ phát triển, blockchain được coi là một trong những công nghệ hiệu quả nhất để xây dựng một nền tảng truyền thông an toàn cho thành phố thông minh thông qua việc cung cấp các dịch vụ công tốt hơn và sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có bao gồm cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội, chính phủ điện tử và công chứng, quản lý và vận hành đô thị, phát triển kinh tế - xã hội... mà những việc này đang là mục tiêu chính của TP. Hồ Chí Minh trong việc xây dựng thành phố thông minh.

Thực tế, hiện nay thành phố đã ứng dụng công nghệ blockchain để giải quyết một số vấn đề như ùn tắc giao thông, ngập nước, y tế… Công nghệ blockchain được xác định là một trong các công nghệ cốt lõi để xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành một đô thị thông minh trong tương lai.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - Trần Vĩnh Tuyến - thành phố luôn quan tâm đến các dự án ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain trong việc phát triển đô thị thông minh. Sắp tới đây thành phố sẽ triển khai hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo bao gồm các tổ chuyên gia tư vấn và hình thành khung pháp lý để làm thế nào đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sự phát triển của thành phố.

Đẩy mạnh ứng dụng và hợp tác

Thực tế cho thấy, ứng dụng blockchain trong cung cấp các dịch vụ công là công cụ đặc biệt hữu hiệu có tính liên thông giữa nhiều cơ quan chức năng, tránh được sự nhầm lẫn hay bỏ sót hồ sơ, tài liệu và đảm bảo tính minh bạch trong toàn chuỗi liên thông xử lý hồ sơ. Hay ứng dụng blockchain trong quản lý và điều hành đô thị từ các cảm biến cung cấp thông tin trạng thái về mực nước dâng ngày triều cường làm căn cứ cho hệ thống điều khiển giao thông tự động điều chỉnh luồng giao thông tránh bị ùn tắc cục bộ...

Đặc biệt, thành phố cũng sẽ sớm xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa dựa trên công nghệ blockchain theo tiêu chuẩn quốc tế như có đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hay không, đảm bảo trình độ công nghệ nhằm đảm bảo uy tín cho những sản phẩm hàng hóa của thành phố cung cấp ra thị trường trong nước và quốc tế.

Thành phố cũng sẽ chú trọng, ưu tiên hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, DN công nghệ trong và ngoài nước để nghiên cứu cung ứng các giải pháp ứng dụng blockchain để thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế phát triển thành phố thông minh. Cụ thể, mới đây Ban quản lý Khu công nghệ cao và Công ty TNHH MTV Thế giới công nghệ HD KING đã ký kết thiết lập quan hệ hợp tác và cùng tạo dựng một hệ sinh thái (Ecosystem) trong công nghiệp công nghệ cao nhằm phát huy sự hiệu quả và tin cậy của công nghệ blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI), nền tảng ứng dụng kết nối trực tiếp và hỗ trợ phát triển mô hình đô thị thông minh tại thành phố. Hay Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao cũng đã ký kết hợp tác với đơn vị CBA Ventures (Hàn Quốc) trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ blockchain, đào tạo nguồn nhân lực quản lý và vận hành hệ thống ứng dụng công nghệ blockchain, ươm tạo doanh nghiệp và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp về ứng dụng công nghệ blockchain.

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024