Thứ ba 26/11/2024 09:17

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.

Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng thiết yếu

Tuyên Quang hiện có 121 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, có 570 thôn đặc biệt khó khăn. Những năm qua, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Tuyên Quang đã thực hiện 10 dự án và 13 tiểu dự án. Đặc biệt, trong giai đoạn 2021-2023, địa phương có 121/138 xã được thụ hưởng nhiều chính sách từ các dự án. Đây là những hỗ trợ quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Bê tông hóa đường giao thông nông thôn góp phần làm bộ mặt thôn, bản ở Tuyên Quang có nhiều đổi thay. Ảnh: TTĐT TQ

Thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 20/11/2020 của HĐND tỉnh Tuyên Quang về Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, đến năm 2023, tỉnh đã thực hiện hoàn thành 708,78/1.080 km đường giao thông nông thôn, đạt 65,63% theo kế hoạch; xây dựng hoàn thành 116/200 cầu, đạt 58% kế hoạch. Năm 2024, tỉnh phấn đấu hoàn thành 192 km đường giao thông nông thôn (đường thôn 63,9 km, đường nội đồng 128,2 km); đầu tư xây dựng 45 cầu trên đường giao thông nông thôn.

Đặc biệt, để giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhiều địa phương trên địa bàn đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ người dân. Tiêu biểu như tại huyện Chiêm Hóa, đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán thuộc Dự án 1. Vì vậy, đến nay toàn huyện đã có 1.943 hộ nghèo là đồng bào DTTS được hỗ trợ téc đựng nước phục vụ sinh hoạt, với tổng số tiền gần 5,8 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, từ năm 2022-2023, địa phương đã phân bổ 171.641 triệu đồng để xây dựng 290 công trình hạ tầng các loại; thực hiện duy tu 71 công trình hạ tầng đã được đầu tư trong giai đoạn trước; kiên cố trên 699 km kênh mương bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn…

Đồng bào các DTTS đã tích cực tham gia xây dựng hạ tầng giao thông thông qua hình thức tự nguyện hiến đất, trực tiếp đóng góp hàng nghìn ngày công, vật liệu... Qua đó, nâng số xã có đường ô tô đến trung tâm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa từ 134 xã năm 2019 lên 138 xã vào năm 2024, đạt 100%.

Giai đoạn 2019 - 2024, địa phương cũng đã huy động 1.080 tỷ đồng đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn. Đến nay, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn đạt 99,9%, tăng 1,06% so với năm 2019; hạ tầng công nghệ thông tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được tỉnh Tuyên Quang quan tâm đầu tư.

Làm mới diện mạo nông thôn

Theo ông Vũ Đình Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa - cho biết, các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã được triển khai, thực hiện đồng bộ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định của Nhà nước. Thông qua Dự án 1, việc hỗ trợ nước sạch phân tán đã giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, góp phần nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh toàn huyện lên 98,9%.

“Thời gian tới, huyện Chiêm Hóa sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát, đánh giá tất cả các công trình cấp nước trên địa bàn, tiếp tục chuẩn bị đầu tư các dự án, các tiểu dự án thành phần của các Chương trình MTQG. Bên cạnh đó, lồng ghép các nguồn vốn được giao, huy động sự đóng góp của các tổ chức và nhân dân để thực hiện hiệu quả chương trình. Huyện Chiêm Hóa phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có 99,9% số hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh” – ông Tân nói.

Trường THCS-THPT Hà Lang, huyện Chiêm Hóa được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em vùng đồng bào nơi đây. Ảnh: Trang Phạm

Ông Phùng Văn Thanh - Trưởng thôn Phú Lâm, xã Bình Phú (Chiêm Hóa) - chia sẻ: "Thôn có 104 hộ dân, 465 nhân khẩu, 95% là đồng bào dân tộc Dao. Đến nay, cơ sở hạ tầng của thôn đã tương đối đầy đủ, đường giao thông đi lại thuận lợi, nhà văn hóa, điểm trường học được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của cuộc sống, bà con ai cũng vui mừng".

Còn tại huyện Sơn Dương, đây là địa phương dẫn đầu tỉnh thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG. Trong đó, để thực hiện chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán của Dự án 1, phòng Dân tộc huyện đã phối hợp với 24 xã trao hỗ trợ hơn 2.000 bồn nước inox cho các hộ đồng bào DTTS.

Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương Giang Tuấn Anh cho biết, khi triển khai các Chương trình MTQG, huyện cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm cao của các cấp chính quyền nhằm thu hẹp khoảng cách đời sống kinh tế – xã hội của đồng bào DTTS so với vùng kinh tế phát triển, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ triển khai đồng bộ, tạo điều kiện để nhân dân các xã còn nhiều khó khăn có thêm động lực phấn đấu vươn lên. Nguồn vốn từ các Chương trình MTQG đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn, đặc biệt về cách nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, đời sống của đồng bào DTTS. Vì vậy, hàng nghìn hộ dân đã thoát nghèo nhờ chính sách thiết thực của Chương trình này.

Theo ông Ma Quang Hiếu – Trưởng ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, để bảo đảm các nguồn lực chăm lo đời sống đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn. Tính đến tháng 5/2024, toàn tỉnh Tuyên Quang đã giải ngân từ Chương trình MTQG 1719 hơn 1.132 tỷ đồng, đạt 51%. Từ nguồn vốn được giao, tỉnh Tuyên Quang đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 570 công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, trao đổi hàng hóa, sinh hoạt của nhân dân. Cũng từ nguồn vốn chương trình, tỉnh đã hỗ trợ nhà ở cho 1.276 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.978 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.517 hộ… 100% các xã vùng đồng bào DTTS có đường ô tô đến trung tâm xã; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và nguồn điện khác đạt 99,9%. Từ khi triển khai Chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo DTTS trên địa bàn tỉnh giảm hơn 4%/năm.

Từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025, cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi được đầu tư xây dựng cơ bản, nhiều công trình giao thông, công trình nước sinh hoạt, công trình thủy lợi và một số công trình khác được xây dựng. Nhiều hộ được hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán. Thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án để từng bước thu hẹp khoảng cách vùng miền, tạo động lực để người dân đoàn kết, phấn đấu xây dựng bản, làng ấm no, hạnh phúc.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công