Thứ tư 14/05/2025 22:38

Tuyên Quang: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Ban Kinh tế Trung ương vừa có chuyến khảo sát việc thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách tại Tuyên Quang.

Theo đó, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương vừa có chuyến khảo sát và dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Tuyên Quang.

Tại Tuyên Quang, trong 10 năm qua (2014-2024), Chỉ thị 40 của Ban Bí thư được coi là kim chỉ nam định hướng và tạo động lực thúc đẩy tín dụng chính sách xã hội, có ý nghĩa quan trọng trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân của địa phương này.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cùng đoàn vừa có chuyến khảo sát và dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Tuyên Quang

Tính đến ngày 30/4/2024, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt trên 111,6 tỷ đồng, tăng gấp 42,4 lần so với trước khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, chiếm tỷ trọng 2,6%/tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt hơn 4.349 tỷ đồng, tăng gần 2,66 lần so với năm 2014. Dư nợ bình quân đạt 55 triệu đồng/hộ. Chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được nâng lên, nợ quá hạn chiếm 0,18%/tổng dư nợ, thấp hơn mức bình quân chung toàn quốc.

Giai đoạn 2014-2024, nguồn vốn ngân sách địa phương đã giúp hơn 227 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần giúp hơn 72,3 nghìn lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 1.026 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến; hơn 23,1 nghìn lao động được tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm; 454 lao động được vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; xây dựng hơn 101 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng hơn 3,8 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách; giúp 69 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, giảm tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 xuống còn 14,03%…

Lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang làm việc với đoàn khảo sát của Ban Kinh tế Trung ương.

Làm việc với tỉnh Tuyên Quang, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị, Tỉnh ủy Tuyên Quang tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng về tín dụng chính sách xã hội.

Tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách xã hội với các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển, đặc biệt là với 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xác định rõ trọng tâm, trọng điểm của hoạt động tín dụng chính sách trong bối cảnh mới và trong điều kiện cụ thể của tỉnh.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt nam, các tổ chức chính trị - xã hội và năng lực, hiệu quả hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; công tác sơ kết, tổng kết; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình.

Để có thêm các thông tin và phân tích sâu phục vụ cho việc tổng kết Chỉ thị 40-CT/TW, Tuyên Quang cần cung cấp thêm thông tin đánh giá về các chính sách của tỉnh hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách, kết quả thực hiện cuộc vận động Vì Người nghèo, nhằm bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, một số mô hình tốt, cách làm hay trong sử dụng vốn tín dụng chính sách hiệu quả; hiệu quả, nhu cầu vốn thực hiện của từng chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Bên cạnh đó, dự báo bối cảnh trong nước, quốc tế tác động tới việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; nêu rõ quan điểm của Tỉnh ủy đối với việc ban hành văn bản chỉ đạo mới của Trung ương sau tổng kết”, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Mặc dù còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc nhưng việc thực hiện Chỉ thị số 40 đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả trong giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm.

Việc khảo sát tại Tuyên Quang sẽ góp phần bổ sung căn cứ thực tiễn để Ban Kinh tế Trung ương xây dựng Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 trình Ban Bí thư.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Ban Bí thư

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Những hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Mãn nhãn 'đại tiệc' pháo hoa trên bầu trời Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam