Thứ ba 26/11/2024 15:54

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024

Theo Sở Công Thương Tuyên Quang, quý I năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.447,3 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch năm, tăng 19,8% so với năm 2023.

Mức tăng trưởng ấn tượng

Cùng với đà tăng trưởng từ các năm trước, năm 2024, với sự chỉ đạo quyết liệt và linh hoạt, nhạy bén của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có mức tăng trưởng ấn tượng.

Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 của tỉnh Tuyên Quang đạt 5.447,3 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch năm, tăng 19,8% so với năm 2023

Báo cáo Sở Công Thương Tuyên Quang cho thấy, 3 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.447,3 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch năm, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, nhiều sản phẩm chủ yếu tăng so với cùng kỳ như: Đường kính tăng 62,7%; Giấy đế xuất khẩu tăng 20,8%; Xi măng tăng 13,7%; Hàng may mặc xuất khẩu, tăng 9,2%; Gỗ tinh chế, tăng 5,8%… Đặc biệt, nhiều sản phẩm công nghiệp nhiều năm có mức tăng thấp thì năm nay đều vượt kế hoạch, như sản phẩm đường đạt 162% kế hoạch, xi măng đạt 110% kế hoạch.

Một trong những lý do giúp giá trị sản xuất công nghiệp của Tuyên Quang đạt được đà tăng trưởng là do công tác thu hút đầu tư có sự chuyển biến tích cực. Cụ thê, từ đầu năm đến nay đã có 44 hồ sơ đề nghị chủ trương đầu tư dự án, 22 hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó, đã phê duyệt 06 hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho 2 dự án với số vốn trên 82,7 tỷ đồng.

Hiện trên địa bàn Tuyên Quang có 6 dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, bao gồm: Nhà máy sản xuất bao bì xuất khẩu PPE tại Cụm công nghiệp Phúc Ứng của Công ty TNHH WooJin Vina Korea; Trạm trộn bê tông thương phẩm tại xã Tân Thịnh, huyện Chiêm Hóa của Công ty TNHH Hiệp Phú; Dự án xây dựng cơ sở sản xuất cát nghiền làm vật liệu xây dựng từ cuội, sỏi lòng sông lô, huyện Yên Sơn của Công ty TNHH Hiệp Phú; Dây chuyền sản xuất Kẽm Sunfat ZnSO4 của Công ty cổ phần Bảo Âu tại huyện Lâm Bình; Dự án nhà máy cung cấp nước sạch cho Cụm công nghiệp Phúc Ứng, huyện Sơn Dương của Công ty TNHH 27-7; Dự án Nhà máy may xuất khẩu PPF SEWCRAFT của Công ty cổ phần may PPE SEWCRAFT.

"Đến thời điểm này, trên địa bàn toàn tỉnh Tuyên Quang đã có 284 dự án hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 72,2% tổng số dự án, với tổng mức đầu tư trên 26.800 tỷ đồng"- báo cáo nêu.

Việc quy hoạch, thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã và đang khai thác được tối đa tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động, tạo cú huých trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp của địa phương.

Sớm đưa các dự án sản xuất công nghiệp có giá trị cao vào hoạt động

Trong quý II/2024, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng về sản xuất công nghiệp, các ngành chức năng của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục làm việc với các nhà đầu tư để rà soát, nắm bắt tiến độ thực hiện, các khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ thực hiện các công trình dự án. Tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời huy động các nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; sớm khởi công Khu công nghiệp Nhữ Khê - Đội Cấn, điều chỉnh, mở rộng quy hoạch các khu, cụm công nghiệp.

Bên cạnh đó, Tuyên Quang phấn đấu hoàn thành đưa vào hoạt động ổn định các dự án công nghiệp có giá trị cao, thu ngân sách lớn như đơn cử như: Dự án nhà máy sản xuất giấy Tissue, công suất 18.000 tấn sản phẩm/năm của Công ty cổ phần Hồng Phát Tuyên Quang; Nhà máy sản xuất ván sàn công suất 1,92 triệu m2/năm tại Cụm công nghiệp Thắng Quân, huyện Yên Sơn của Công ty TNHH Future Ghi Singapore…

Đồng thời, Tuyên Quang cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và các cơ chế chính sách khuyến khích sẽ tạo thêm lực hút với các nhà đầu tư, trong đó có lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Điều này góp phần tăng tốc sản xuất công nghiệp, hướng tới hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm.

Với định hướng và giải pháp liên quan đến phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư sẽ góp phần củng cố năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư của Tuyên Quang, từ đó kiến tạo thêm cơ hội để tỉnh thu hút thêm nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng trung du - miền núi phía Bắc, với nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, tài nguyên, khoáng sản, du lịch. Đất đai của Tuyên Quang màu mỡ, lòng đất chứa nhiều khoáng sản, có tới 200 mỏ, điểm mỏ và 86 điểm khoáng sản với 31 loại khoáng sản, trong đó có nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn là quặng sắt, thiếc, mangan, kẽm, angtimon, barít, cao lanh, đá vôi... là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.
Anh Thư
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh