Tuyên Quang: Phát triển lưới điện vùng khó khăn, động lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo

Với quyết tâm đưa điện về những vùng khó khăn, đến nay, nhờ có điện, kinh tế, đời sống người dân tỉnh Tuyên Quang đang ngày càng khởi sắc.
Hòa Bình: Về đích tiêu chí số 4 về điện PC Đắk Lắk: Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp

Thài Khao cũng là thôn vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của xã 135 Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Thôn hiện có 80 hộ dân đều là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là dân tộc Dao di dân từ Hà Giang về từ năm 1990.

Tuyên Quang: Phát triển lưới điện vùng khó khăn, động lực giúp người dân vươn lên
Tuyên Quang: Phát triển lưới điện vùng khó khăn, động lực giúp người dân vươn lên

Trước đây, khi chưa có điện, các hộ dân trong thôn phải sử dụng đèn dầu. Khoảng 10 năm trở lại đây, một số gia đình gần bờ suối có điều kiện lắp đặt máy phát điện mini chạy bằng sức nước, tuy nhiên nguồn điện này chỉ đủ để thắp sáng và còn mất an toàn.

Từ khi công trình cấp điện về thôn Thài Khao được hoàn thành và đưa vào sử dụng cũng là ngày vui chung của cả thôn. Công trình nằm trong dự án xây dựng 11.634m đường dây 35kV, ba trạm biến áp với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng, bảo đảm cung cấp điện cho 218 hộ dân dọc tuyến.

Hai thôn Khau Làng và Cao Đường, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên được bao quanh bởi những dãy núi đá cao sừng sững, người dân sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi. Do địa hình hiểm trở, nhiều năm qua, người dân hai thôn này không có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt khiến tỷ lệ hộ nghèo ở đây chiếm hơn 65%. Từ khi có điện, cuộc sống của 140 hộ dân và các điểm trường trên địa bàn đã đổi khác.

Tại huyện Hàm Yên, công trình cấp điện cho thôn Yên Lập 1, Yên Lập 2, Yên Lập 3, xã Yên Phú có chiều dài đường dây trung thế 7 km, hạ thế 12,21 km thuộc dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Tuyên Quang cho các thôn, bản vùng cao chưa có điện được thực hiện với phương châm "Nhà nước và nhân dân" cùng làm.

Theo đó, Nhà nước bố trí kinh phí đầu tư xây dựng và đền bù cho phần đường dây trung thế; nhân dân dành một phần đất và tự giải phóng mặt bằng đường dây hạ thế. Từ việc triển khai dự án này, đến nay, tỷ lệ người dân trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia chiếm 98%, qua đó đã góp phần vào việc hoàn thành các mục xây dựng huyện nông thôn mới trong thời gian tới.

Từ khi có điện, người dân có điều kiện được tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện truyền thông nghe nhìn, hỗ trợ nhiều cho địa phương trong công tác tuyên truyền, nhất là trong thực hiện các chương trình hỗ trợ đầu tư sản xuất, phát triển nông thôn mới.

Có điện cũng giúp thay đổi tư duy sản xuất của người dân, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Nếu như trước đây việc chế biến nông sản hoàn toàn thủ công thì nay bà con đã biết ứng dụng máy móc, nhiều hộ gia đình còn mở hàng ăn sáng, hàn xì máy móc nông nghiệp.

Đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã có 138/138 xã, phường, thị trấn có điện, đạt tỉ lệ 100%. Số hộ dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được sử dụng điện lưới quốc gia là 258.624/258.840 hộ dân đạt tỷ lệ 99,92%. Trong đó khu vực thành thị có 60.063/60.063 hộ dân đạt tỷ lệ 100% và khu vực nông thôn có 198.561/198.777 hộ dân đạt tỷ lệ 99,89%.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Tuyên Quang, thực hiện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Tuyên Quang, từ năm 2021 đến nay, Sở đã hoàn thành xây dựng và cấp điện cho 19 thôn, bản, trong đó có 13 thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia thuộc các xã: Xuân Quang, Trung Hà (Chiêm Hóa); Kiến Thiết, Tiến Bộ, Đạo Viện, Hùng Lợi (Yên Sơn); Yên Phú, Yên Thuận (Hàm Yên); Sơn Phú (Na Hang) với tổng số trên 1.400 hộ dân được cấp điện, có tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng.

Năm 2023, Sở Công Thương đang triển khai đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp cấp điện cho thôn Khuôn Thẳm (xã Tân Mỹ); thôn Khuôn Làn (xã Tri Phú, huyện Chiêm Hóa) để cấp điện cho ba thôn, bản, trong đó có hai thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia.

Có thể thấy, với quyết tâm đưa điện về những vùng khó phục vụ sự phát triển chung của tỉnh, ngành điện Tuyên Quang đã phối hợp với các ngành vận dụng linh hoạt các nguồn lực để triển khai hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn. Từ đó, tạo thêm động lực cho các địa phương bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhờ có điện, kinh tế, đời sống người dân những vùng đất này đang ngày càng khởi sắc.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lưới điện truyền tải

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp

Ứng dụng khoa học - công nghệ: Đòn bẩy đưa sản phẩm kinh tế tập thể vươn xa

Ứng dụng khoa học - công nghệ: Đòn bẩy đưa sản phẩm kinh tế tập thể vươn xa

Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

Xâm nhập mặn có khả năng đã qua đỉnh điểm

AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

AgroChemEx Vietnam 2024: Hướng tới nền nông nghiệp, công nghiệp xanh bền vững

Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Tìm ra nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng tôm hùm bông bị chết

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ 'thẻ vàng' IUU

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Xem thêm