Thứ sáu 22/11/2024 02:45

Từ vụ kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cần thẩm định nội dung thuyết giảng khi đưa lên Facebook, YouTube, TikTok…

Thượng tọa Thích Chân Quang bị kỷ luật nhưng những video thuyết giảng có nội dung không đúng chánh pháp, gây hoang mang dư luận vẫn lan truyền trên mạng xã hội.

Những ngày qua, việc Thượng tọa Thích Chân Quang (trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bị Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kỷ luật đã gây xôn xao trong dư luận. Dù bị cấm thuyết giảng 2 năm, các clip có nội dung không đúng chánh pháp của ông Thích Chân Quang vẫn tiếp tục lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội, đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm của giảng sư trong việc phổ biến giáo lý?

Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì Thiền Tôn Phật Quang (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: GIACNGO.VN

Nghe pháp là một thiện nghiệp mang lại nhiều lợi lạc cho Phật tử và những người yêu mến đạo Phật. Tuy nhiên, không phải mọi pháp thoại đều mang lại năng lượng tích cực cho thính chúng. Gần đây, một số bài giảng dạy giáo lý phổ biến trên mạng xã hội đã gây tranh cãi và phản ứng trái chiều. Nhiều giảng sư đức hạnh uyên thâm cho rằng, thuyết giảng sai lệch không chỉ gây hoang mang mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của cộng đồng Phật tử và uy tín của giáo hội.

Từ đó, nhiều người đặt vấn đề về sự cần thiết lập các quy trình, quy định thẩm định nội dung bài giảng pháp của giảng sư tại đạo tràng và trên các nền tảng mạng xã hội.

Hiện nay, nhiều pháp thoại được phát trên mạng xã hội thu hút hàng trăm ngàn lượt xem. Những pháp thoại này không chỉ chia sẻ kiến thức mà còn dẫn dắt tâm linh, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của Phật tử. Do đó, việc thẩm định nội dung pháp thoại là vô cùng cần thiết để đảm bảo đúng với chánh pháp, không gây hiểu lầm hay hoang mang cho khán, thính chúng.

Thông báo kết luận kỷ luật đối với Thượng tọa Thích Chân Quang.

Nhiều ý kiến cho rằng, để các thuyết giảng thực sự mang đến lợi lạc cho số đông, tránh những tranh luận và chỉ trích không đáng có, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần thành lập một hội đồng thẩm định uy tín và hiểu biết sâu sắc về giáo lý Phật giáo. Hội đồng này sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá nội dung các bài giảng trước khi được công khai.

Giáo hội cũng cần xây dựng các quy định rõ ràng về nội dung giảng dạy, bao gồm các nguyên tắc cơ bản của chánh pháp, cách sử dụng ngôn từ và trách nhiệm của giảng sư. Đây là cơ sở để hội đồng thẩm định đánh giá các bài giảng.

Đặc biệt, trong thời đại số hóa, các bài giảng Phật pháp không chỉ diễn ra tại chùa chiền mà còn được truyền tải rộng rãi trên internet. Do đó, giáo hội cần thiết lập các quy định rõ ràng về kiểm duyệt nội dung trước khi công khai trên các nền tảng Facebook, YouTube, TikTok... Pháp thoại trước khi công khai trên nền tảng số phải được kiểm tra cẩn thận về tính chính xác của giáo lý, ngôn từ sử dụng và đánh giá tác động lâu dài đối với cộng đồng.

Ngược lại, cộng đồng Phật tử và các cơ quan truyền thông cũng cần nêu cao vai trò giám sát, phản biện, phản ánh kịp thời những nội dung sai lệch trong các pháp thoại (nếu có).

Pháp thoại chỉ khi đúng chánh pháp, giáo lý nhà Phật, truyền thống văn hóa cũng như luân lý đạo đức dân tộc... mới có khả năng truyền tải thông điệp sâu sắc, dễ dàng được đón nhận và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, từ đó đóng góp vào việc phát triển Phật pháp và tạo ra một cộng đồng sống tốt đẹp, hòa hợp hơn!

Trước đó, trên nền tảng mạng xã hội phổ biến nhiều video thuyết giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang. Trước hàng nghìn người dự thuyết giảng tại chùa, thượng tọa Thích Chân Quang đã nói về nhân quả. Trong đó có một số nội dung được đánh giá “không đúng chánh pháp, gây hoang mang trong xã hội” như: “Ai hát karaoke nhiều người đó có nguy cơ chết làm ma câm”, “người câu cá là những người lừa đảo”...

Đáng chú ý, trong Phái Quy y Tam bảo do Thiền Tôn Phật Quang phát hành, Thượng tọa Thích Chân Quang ký tên "bổn sư truyền thọ" đã sửa giới thứ ba trong phần năm giới cấm từ "Không tà dâm" thành "Không phản bội".

Hầu hết các bài giảng của Thượng tọa Thích Chân Quang được đưa lên website của chùa Phật Quang và mạng xã hội. Website này hiện không thể truy cập, còn trên nền tảng YouTube, một số video có nội dung gây “phản ứng của cộng đồng” cũng đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, các video đã gỡ bỏ tiếp tục được các tài khoản mạng xã hội chia sẻ, lan tỏa và phổ biến rộng rãi.

Hòa Bình
Bài viết cùng chủ đề: Thích Chân Quang

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?