Thứ năm 21/11/2024 18:28

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Bên cạnh bồi dưỡng tri thức, việc giáo dục đạo đức cho con trẻ là việc vô cùng quan trọng, bởi đó là yếu tố căn bản hình thành nên nhân cách một con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy rằng “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả đất nước ta là một rừng hoa đẹp”. Thực hiện theo lời dạy của Bác, mỗi ngày đều có thêm nhiều tấm gương "Người tốt, việc tốt" trên mọi miền Tổ quốc. Rất nhiều trong số những bông hoa đẹp ấy là các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.

Nhặt được của rơi trả người đánh mất cũng là một nét đẹp của văn hóa, đạo đức trong cuộc sống, là một trong những điển hình người tốt. Đặc biệt, trong xã hội phát triển như hiện nay thì việc làm này càng trở nên đáng trân trọng. Đó cũng là hành động đẹp của em học sinh Trần Ngọc Mai, lớp 6A Trường THCS Tân Kim (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên).

Trước đó, vào khoảng 11 giờ ngày 26/10, tại khu vực cổng trường, em Trần Ngọc Mai đã nhặt được một chiếc túi bóng, bên trong có một chiếc ví da. Em đã đem nộp lại chiếc ví cho cô giáo Tổng phụ trách Liên đội để thông báo và tìm người đánh rơi để trả lại.

Qua kiểm tra, chiếc ví em Mai nhặt được có 9,7 triệu đồng, cùng một số giấy tờ cá nhân mang tên N.T.H (53 tuổi, trú ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ) và 1 chiếc điện thoại iphone. Liên đội Trường THCS Tân Kim đã thông báo thông tin này trên loa phát thanh của Trường và các trang mạng xã hội của Liên đội. Ngay sau đó, chị N.T.H đã đến trường xin nhận lại tài sản.

Nhà trường đánh giá, hành động của em Trần Ngọc Mai đã góp phần lan tỏa và nhân rộng điển hình “Người tốt, việc tốt”, nêu gương sáng trong học sinh, đội viên.

Em Trần Ngọc Mai trao lại chiếc ví nhặt được cho cô giáo Tổng phụ trách Liên đội Trường THCS Tân Kim để trả lại người đánh rơi. Ảnh: Báo Thái Nguyên

Hay như tại tỉnh Bắc Ninh hồi tháng 3/2024, trên đường đi học về qua địa phận thôn Tiên Trà, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, em Nguyễn Bá Biền, Trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nhặt được một chiếc cặp vải đen, bên trong có 635 triệu đồng tiền mặt và một số giấy tờ cá nhân mang tên Nguyễn Duy Tuấn.

Ngay sau đó, em Nguyễn Bá Biền đã nhanh chóng đến trình báo với Công an xã Trung Nghĩa để trả lại người đánh rơi. Sau đó, anh Nguyễn Duy Tuấn đã nhận lại chiếc cặp vải đen bị rơi.

Theo chính quyền địa phương, hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại người mất của em Nguyễn Bá Biền là tấm gương tốt, xứng đáng để cho mỗi đoàn viên, thanh niên huyện Yên Phong học tập, noi theo và lan tỏa rộng rãi trong cuộc sống; góp phần lan tỏa, khuyến khích, động viên các đoàn viên, thanh niên tiếp tục phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Không chỉ có trường hợp của em Trần Ngọc Mai và em Nguyễn Bá Điền, thời gian qua, trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, có không ít trường hợp các em học sinh cũng có nghĩa cử đẹp tương tự. Những việc tốt này đã dần ăn sâu vào trong suy nghĩ, trở thành thói quen hàng ngày, là nền tảng vun trồng cho các em những đức tính tốt đẹp.

Nét đẹp văn hóa “nhặt được của rơi trả người đánh mất” còn được gìn giữ, tiếp nối qua nhiều thế hệ học sinh, lan tỏa và gieo vào lòng mỗi người niềm tin, tình người, sự sẻ chia, thấu hiểu và cả ý thức, trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.

Để có được điều này, không thể không nhắc tới tầm quan trọng của việc giáo đạo đức cho con trẻ. Mỗi con trẻ từ khi sinh ra đều được cha mẹ định hướng con đường học vấn trong tương lai để sau này có thể tự làm chủ cuộc đời. Bởi có tri thức sẽ giúp con trẻ khi lớn lên sẽ lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp nhằm kiếm được thu nhập tốt để trang trải cho cuộc sống của bản thân và chăm lo cho gia đình.

Tuy nhiên, bên cạnh việc bồi dưỡng tri thức, còn có một việc đặc biệt quan trọng giáo dục đạo đức cho con trẻ, bởi đó là yếu tố căn bản của một con người. Từ những mái ấm gia đình văn hóa, hạnh phúc, từ những mái trường tích cực, thân thiện đã tạo nên những học sinh giàu tình thương người, những chủ nhân tương lai có đủ tài đủ đức. Cha mẹ, thầy cô chính là những tấm gương sáng cho con trẻ noi theo.

Khi các em bước ra ngoài xã hội, những tấm gương người tốt, việc tốt, những việc làm tử tế diễn ra hàng ngày cũng sẽ giúp các em có niềm tin hơn vào lối sống chân-thiện-mỹ trong đời thường.

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, việc giáo đạo đức, ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội cho các em cần phải được các gia đình, nhà trường và toàn xã hội chú trọng hơn nữa, để trong tương lai “cả đất nước ta là một rừng hoa đẹp” như lời Bác Hồ đã căn dặn.

Phong Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Người tốt - Việc tốt

Tin cùng chuyên mục

Tình người lan tỏa từ 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân tại Bình Dương

Cô gái người Dao nuôi khát vọng xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Thanh Hóa: Già làng Thao Văn Sếnh hơn 30 năm bảo vệ giữ gìn cột mốc biên cương

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Quán cơm 0 đồng giúp đỡ người nghèo của chàng trai kinh doanh cho thuê xe ở Đắk Lắk

Nhóm kỹ sư AI Works và việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí

Nhân viên Điện lực Lâm Đồng trả lại 300 triệu đồng cho người chuyển nhầm tài khoản

Những người hùng thầm lặng ngày đêm bám ‘cung đèo tử thần’ giúp người gặp nạn ở Kon Tum

Quảng Ninh: Trung úy công an trả lại tiền, vàng nhặt được khi tuần tra cho một phụ nữ đánh rơi

Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu và hành trình hiến máu nóng tiếp hi vọng cho bệnh nhân cấp cứu

Vượt định mệnh, dùng đôi chân khuyết nhược đi trao yêu thương

Tiệm sửa xe đặc biệt giữa lòng Đà Nẵng, khách trả phí bằng nụ cười, lời cảm ơn

Những chiến sĩ tình nguyện trắng đêm 'vá đường' miễn phí ở Gia Lai

Chàng thanh niên sáng chế máy nông nghiệp từ khát khao thoát cảnh 'cổ cày, vai bừa'