Chuyện 'ông chú Tân Phú' sửa xe miễn phí cho người nghèo

Ông Võ Thành Vinh là chủ của tiệm sửa xe, vá lốp miễn phí cho người lao động ở quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Mỗi năm, ông hỗ trợ, giúp đỡ cho hàng trăm người.
Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai Ấm lòng bếp cơm “0 đồng” dành cho bệnh nhân chạy thận Đồng Tháp: Bà lão U70 hai thập kỷ dạy bơi miễn phí

"Không tiền cũng vá"

Giữa dòng xe cộ tấp nập trên phố Âu Cơ, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, có một tiệm sửa xe nhỏ, giản dị nhưng đầy ắp tình người. Tấm biển với dòng chữ “Không tiền cũng vá” là lời nhắn gửi nghĩa tình của ông Võ Thành Vinh, 63 tuổi.

Chuyện 'ông chú Tân Phú' sửa xe miễn phí cho người nghèo
Ông Võ Thành Vinh tâm niệm, cuộc đời cần lắm sự lạc quan, giúp được ai hay người ấy, chẳng cần toan tính thiệt hơn

Ông Vinh bắt đầu công việc sửa xe từ 30 năm trước. Khi ấy, ông thường túc trực trên vỉa hè các khu vực lân cận, với giỏ đồ nghề đơn sơ, chăm chút sửa chữa cho những chiếc xe đạp, vốn là phương tiện phổ biến nhất lúc bấy giờ. Theo thời gian, với đôi tay khéo léo và sự tận tâm, ông Vinh bắt đầu chuyển sang sửa chữa xe máy, mở một tiệm nho nhỏ trên đường Âu Cơ chỉ với 30 m2, nhưng tưởng như chẳng thiếu thứ công cụ gì.

Ông Vinh kể lại, trong quá trình hành nghề, ông đã chứng kiến bao cảnh người lỡ bước dọc đường vì xe hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, không ít người khi đẩy xe qua tiệm của ông, lại chần chừ chẳng bước vào vì sợ bị "chặt chém", đành ngậm ngùi tiếp tục dắt bộ. Ông Vinh hiểu được tâm lý lo ngại của người ta, vì vậy, ông quyết định dựng tấm biển hiệu tử tế, trong đó viết rõ những lời mời gọi chân thành: "Ai lỡ độ đường, cứ vào đây, đừng ngại! Không tiền cũng vá!".

Ông còn hóm hỉnh thêm vào đôi dòng tâm sự: "Tìm bạn không dính vào tiền. Cho vay mất bạn, cho nợ mất khách. Đòi suốt thì ngại, để lâu thì quên. Vui lòng không nợ, không tiền cũng vá. Đừng ngại".

Kể từ ấy, tiệm sửa xe của ông chẳng lúc nào vắng khách. Bận rộn với công việc, không khi nào ngơi tay, luôn hiện diện trong bộ quần áo nhuốm màu dầu nhớt, đôi tay chai sần vì dãi dầu sương gió nhưng trên gương mặt ấy, nụ cười hiền hậu chưa bao giờ tắt. Ông Vinh tâm niệm, cuộc đời cần lắm sự lạc quan, giúp được ai hay người ấy, chẳng cần toan tính thiệt hơn. Ông cẩn thận giữ lại những chiếc vỏ xe cũ, vá lại ngon lành, để dành cho những người kém may mắn sau này.

"Ngoài vá xe miễn phí, lắm lúc người ta vào sửa xe, thay đồ với chi phí vài trăm nghìn, nhưng nếu thấy người ta khó khăn quá, tôi cũng sẵn sàng giảm giá cho, coi như chỉ thu về tiền vốn, tiền công thì mình không tính. Người nào khó quá có khi tôi tặng luôn, chẳng lấy tiền làm gì. Sau đó, có nhiều người ghé lại đưa tặng tôi trái cây, đồ ăn, đủ thứ hết, dễ thương lắm", ông chủ tiệm hiền lành chia sẻ.

Túc trực ngày đêm

Tiệm sửa xe của ông Vinh còn nổi tiếng với cái tên "Tiệm sửa xe ngày và đêm", bởi ông luôn mở cửa xuyên suốt, sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai gặp sự cố, kể cả lúc nửa đêm. Ông Vinh cho hay: "Lúc nào đi ngủ tôi cũng để điện sáng và mở hé cửa, đồ đạc hay phụ tùng gì cũng để nguyên như vậy, không dọn vào để người ta có hỏng xe thì cứ vào gọi tôi dậy sửa".

Bên cạnh đó, với những vị khách lỡ đường vì quên bơm xăng, ông Vinh cũng chẳng ngại san sẻ chút xăng ít ỏi của mình, mà không mưu cầu nhận lại điều gì. Ông nói, trong hai chiếc xe máy cũ kỹ của mình luôn có sẵn xăng dự trữ, để ai cần là có ngay.

"Tôi hỏi người ta đi đâu, rồi đổ cho 1-2 lít xăng. Ai về quê xa mà không có tiền, tôi cho thêm vài chục nghìn, phòng khi hết xăng giữa đường còn có cái mà đổ"... Cứ như vậy, với tinh thần nhân ái, tương trợ đồng bão, ông Võ Thành Vinh đã giúp đỡ hàng trăm người mỗi năm, bằng tất cả những gì tiệm sửa xe của ông có.

"Cả đời tôi gắn liền với nghề này, nó đã giúp tôi nuôi nấng con cái ăn học thành tài, cuộc sống cũng gọi là ổn định. Giờ không phải lo cơm áo gạo tiền như trước, nên mong muốn của tôi là giúp đỡ được ai thì giúp. Ruột xe nhập vào chỉ mấy chục nghìn, tiền công cán đôi lúc cũng đáng bao nhiêu đâu. Làm được việc tốt, lòng tôi cũng cảm thấy vui vẻ, phấn chấn lên!", ông Vinh bộc bạch.

Cảm động trước tấm lòng hiền hậu của ông Vinh, nhiều mạnh thường quân ngỏ ý muốn chung tay giúp đỡ. Thế nhưng, ông chỉ mỉm cười, nhẹ nhàng từ chối. Ông bảo, sức khỏe còn vững, con cái đã nên người, hiếu thảo đủ đầy, nên chẳng phiền lòng chuyện tiền bạc. May mắn nữa là chủ nhà bao năm nay vẫn giữ nguyên giá thuê, chẳng tăng thêm đồng nào, giúp ông vơi bớt gánh lo chi phí.

Vì tính chất công việc, phần lớn thời gian ông lặng lẽ ở tiệm một mình. Nhiều lần, gia đình thúc giục ông nghỉ ngơi sớm, nhưng ông vẫn kiên quyết bám nghề, chừng nào còn sức thì còn làm. "Sau này, dẫu không còn mưu sinh bằng nghề này nữa, ai cần giúp, tôi vẫn sẵn lòng", ông nói chắc nịch.

Minh Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xe máy

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương

Áo xanh tình nguyện: Lặng thầm lan tỏa yêu thương

Từ 'Sức trẻ' đến 'Xung kích' – hành trình hơn 20 năm của những sinh viên báo chí chọn sống đẹp, dấn thân và lan tỏa yêu thương bằng màu áo xanh tình nguyện.
Cựu binh Đà Nẵng hiến đất mở đường, góp xây quê hương

Cựu binh Đà Nẵng hiến đất mở đường, góp xây quê hương

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại thành phố Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư.

'Người tốt, việc tốt' - lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Việc tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho các cá nhân tại Hà Nội đã góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.
Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

"Mai Tây Bắc" - cô gái 9X dùng mạng xã hội làm cầu nối, đưa nông sản vùng cao đến với thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội đổi đời cho đồng bào dân tộc.
Thư viện không đồng - nơi lan tỏa văn hóa đọc sách

Thư viện không đồng - nơi lan tỏa văn hóa đọc sách

Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, anh Hoàng Quang Khải ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã mở một thư viện phục vụ các bạn trẻ đọc sách miễn phí.

Tin cùng chuyên mục

'Người mẹ' viết nên những câu chuyện đẹp bằng ngôn ngữ trái tim

"Người mẹ" là câu chuyện về những người phụ dạy trẻ khiếm thính tại Trường PTCS Hy Vọng, những người viết nên câu chuyện đẹp bằng ngôn ngữ trái tim.
‘Thầy thuốc’ đặc biệt tại trung tâm chăm sóc thương binh, người có công với cách mạng

‘Thầy thuốc’ đặc biệt tại trung tâm chăm sóc thương binh, người có công với cách mạng

Ở Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh có những người “bảo mẫu” đặc biệt, họ dành trọn cả thanh xuân để chăm sóc các thương, bệnh binh.
Ấm lòng bếp Phạn Duyên, hành trình ba năm vì cộng đồng

Ấm lòng bếp Phạn Duyên, hành trình ba năm vì cộng đồng

Suốt ba năm qua, bếp ăn từ thiện Phạn Duyên tại chùa Phước Hưng (TP. Sa Đéc) đã trở thành điểm tựa ấm lòng cho biết bao người dân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây.
Những người lưu giữ “ký ức chiến tranh” trên đất lửa

Những người lưu giữ “ký ức chiến tranh” trên đất lửa

Các kỷ vật chiến tranh để nhớ đến một thời ông cha ta đã ngã xuống đấu tranh giải phóng dân tộc được những người con "đất lửa" Quảng Trị sưu tầm và gìn giữ.
Thanh Hóa: Phó trạm trưởng y tế phường tận tâm với nghề

Thanh Hóa: Phó trạm trưởng y tế phường tận tâm với nghề

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, chị Lê Thị Thùy đã chọn cống hiến tuổi trẻ của mình vào sự nghiệp y tế tại Trạm Y tế phường Quảng Thọ.
Tuyên Quang: Lời cảm ơn chân thành từ những cánh thư

Tuyên Quang: Lời cảm ơn chân thành từ những cánh thư

Những lá thư khen, cảm ơn của nhân dân chính là động lực để cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Tuyên Quang tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn nữa trên các mặt công tác.
Ấm lòng bữa cơm 2.000 đồng từ quán cơm Yên vui

Ấm lòng bữa cơm 2.000 đồng từ quán cơm Yên vui

Đến quán cơm Yên vui (136, ngõ 88 phố Trần Quý Cáp, quận Đống Đa, TP. Hà Nội), chỉ cần bỏ ra 2.000 đồng mọi người đã có một suất cơm với đầy đủ chất dinh dưỡng.
Hiến máu cứu người: Nghĩa cử cao đẹp cần nhân rộng

Hiến máu cứu người: Nghĩa cử cao đẹp cần nhân rộng

Hiến máu là một trong những hành động nhân văn cao đẹp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái và trách nhiệm với cộng đồng.
Người phụ nữ với chiếc xe lăn vượt qua nghịch cảnh

Người phụ nữ với chiếc xe lăn vượt qua nghịch cảnh

Nghị lực phi thường cùng tình mẫu tử lớn lao đã giúp người phụ nữ ngồi trên xe lăn Lương Thị Minh Nguyệt nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.
Những tấm gương công nhân lao động tiêu biểu ngành Điện

Những tấm gương công nhân lao động tiêu biểu ngành Điện

Tối 16/2, tại Hà Nội sẽ biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ I năm 2025; trong đó ngành Điện có 2 tấm gương.
Xóa nhà tạm: Một nghĩa cử cao đẹp và nhân văn

Xóa nhà tạm: Một nghĩa cử cao đẹp và nhân văn

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025 là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, chủ trương lớn có ý nghĩa quan trọng và nhân văn sâu sắc.
Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh - Người ‘‘giữ hồn’’ văn hóa Pa Cô

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh - Người ‘‘giữ hồn’’ văn hóa Pa Cô

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh sống ở thôn A Niêng Lê Triêng, xã Hồng Trung, huyện A Lưới, thành phố Huế là người dành cả đời mình “giữ hồn” bản sắc văn hoá Pa Cô.
Đồng Tháp: Bà lão U70 hai thập kỷ dạy bơi miễn phí

Đồng Tháp: Bà lão U70 hai thập kỷ dạy bơi miễn phí

Hai thập kỷ qua, bà Trần Thị Kim Thia, sinh năm 1958 tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã dạy bơi miễn phí cho trẻ em để phòng chống đuối nước.
Xã có nhiều tri thức trẻ viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Xã có nhiều tri thức trẻ viết đơn tình nguyện nhập ngũ

Phong trào thanh niên tình nguyện viết đơn xin tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự đã trở thành nét đẹp đáng tự hào của tuổi trẻ xã Tự Cường...
Chàng thanh niên làm

Chàng thanh niên làm 'sống dậy' những khoảnh khắc đẹp về Măng Đen

Đam mê nhiếp ảnh cộng hưởng với kinh nghiệm làm du lịch, Đô Đô - chàng thanh niên đã có nhiều đóng góp làm nên hình ảnh tuyệt đẹp về du lịch Măng Đen.
Vượt đèn đỏ cứu người: Nghĩa cử cao đẹp đáng được bảo vệ

Vượt đèn đỏ cứu người: Nghĩa cử cao đẹp đáng được bảo vệ

Việc cơ quan chức năng Hà Nội không xử phạt người vượt đèn đỏ để cứu người là minh chứng rõ ràng cho việc những người làm việc tốt sẽ được pháp luật ghi nhận.
Hiến đất làm đường - nhân lên những nghĩa cử cao đẹp

Hiến đất làm đường - nhân lên những nghĩa cử cao đẹp

Dù là ‘tất đất tấc vàng’, nhưng vẫn có những người sẵn sàng hiến đất, mở rộng đường, làm đường đã góp phần nhân lên những nghĩa cử cao đẹp.
Nhà trọ 0 đồng: Thêm hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Nhà trọ 0 đồng: Thêm hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Nhà trọ 0 đồng - nơi những mái ấm tình thương được dựng xây từ sự sẻ chia và lòng nhân ái, mang đến hy vọng và chỗ dựa cho những mảnh đời khó khăn.
Đà Nẵng: Cùng chăm lo, sẻ chia để

Đà Nẵng: Cùng chăm lo, sẻ chia để 'ai cũng có Tết'

Cứ mỗi dịp Tết cổ truyền, cùng với cả nước, TP. Đà Nẵng lại có các hoạt động, mô hình chăm lo cho hộ nghèo, hộ khó khăn để ai cũng được đón Tết sum vầy.
Bếp chay 0 đồng của ông, bà U80 giữa lòng thành phố

Bếp chay 0 đồng của ông, bà U80 giữa lòng thành phố

Suốt 4 năm qua, bếp chay 0 đồng của vợ chồng bà Nguyễn Thị My, ông Trần Văn Hồng (Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) là nơi cung cấp những bữa ăn cho người khó khăn.
Mobile VerionPhiên bản di động