Thứ hai 23/12/2024 17:07

TS Vũ Tiến Lộc: Bộ Công Thương cần tập trung đặc biệt vào chính sách công nghiệp

TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, để phục hồi nền kinh tế và nâng cao cạnh tranh cho doanh nghiệp về lâu dài cần những chính sách mạnh về phát triển công nghiệp.

TS. Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội khoá XV, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, thời gian qua, Bộ Công Thương đã nỗ lực rất lớn trong việc mở cửa thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp thông qua các khung khổ hội nhập, thông qua các Hiệp định FTA. Tuy nhiên, dù thị trường được mở rộng song hiệu quả các FTA chưa cao. Doanh nghiệp chưa tham gia được những công đoạn cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này thì doanh nghiệp sẽ tụt hậu trong chuỗi giá trị toàn cầu.

TS Vũ Tiến Lộc: Chính sách công nghiệp cần là trọng tâm trong giai đoạn tới của Bộ Công Thương

Hiện nay Việt Nam vẫn có ưu thế về lao động so với Trung Quốc, song các nền kinh tế sau ta cũng đang vươn lên, có thể trở thành các quốc gia cạnh tranh lớn với ta cả về nguồn lao động cũng như môi trường kinh doanh dầu tư.

Với vai trò của Bộ Công Thương, trong bối cảnh đó, thứ nhất, Bộ Công Thương cần tập trung vào việc xây dựng các chính sách công nghiệp trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.

"Cần chuyển trọng tâm chính sách nhằm vào những đối tượng, doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực và sản phẩm riêng lẻ sang chính sách thúc đẩy phát triển các chuỗi cung ứng, các hệ sinh thái gắn kết được các doanh nghiệp, địa phương, các lĩnh vực ngành nghề trong nền kinh tế Việt Nam. Để hình thành các chuỗi cung ứng nhu vậy thì phát triển công nghiệp hỗ trợ giữ một vai trò quan trọng. Phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp chúng ta thoát khỏi kiếp gia công, gia tăng giá trị khi tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và cũng đảm bảo cho chúng ta tự chủ hơn trong việc duy trì các chuỗi cung ứng" - TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Thứ hai, đặt trọng tâm vào việc thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Thời gian tới, vai trò của Bộ Công Thương là phải gắn kết được hệ sinh thái cộng sinh cùng có lợi giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ ba, Bộ Công Thương trong thời gian tới cũng cần đặc biệt quan tâm tới nội dung phát triển công nghiệp. Đây là một xu hướng không thể nào khác được nếu chúng ta muốn có một nền kinh tế có hiệu quả cao hơn, có giá trị gia tăng lớn hơn, bền vững hơn và tự chủ hơn. Đây là mệnh lệnh phát triển của chúng ta trong giai đoạn mới, bên cạnh những nỗ lực tiếp tục hội nhập.

Các chính sách phát triển sản xuất công nghiệp phải làm sao thoát khỏi việc tỷ lệ gia công quá lớn, chủ yếu người lao động vẫn phải sống bằng lao động giản đơn, tiền lương, thu nhập thấp. Điều đó có nghĩa là người lao động sẽ không thể có một khoản dự trữ để đề phòng, đầu tư cho tương lai. Do đó, khi dịch bệnh xảy ra khiến đứt đoạn sản xuất, họ không còn việc làm, sẽ rất khó trụ vững được.

Ngược lại, nếu như ngành công nghiệp phát triển ở một trình độ cao, giá trị gia tăng lớn thì lại khác hẳn. Những người lao động sẽ có thể có khả năng chống chịu cao, sẵn sàng trở lại với doanh nghiệp khi sản xuất mở cửa trở lại. Chính vì vậy, cho nên điều quan trọng là phải nâng cấp lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu bằng việc đầu tư cho sản xuất, nghiên cứu, thương hiệu và phân phối. Đây là điều rất quan trọng mà Việt Nam phải bứt phá trong thời gian tới và nó liên quan đến chính sách công nghiệp quốc gia.

Bên cạnh đó, chính sách phát triển công nghiệp hiện nay có điểm một bất hợp lý là chúng ta hình thành những đại công trường, chủ yếu là lắp ráp, tập trung xung quanh các thành phố lớn. Mà các thành phố lớn thì đang quá tải và sẽ đầy rủi ro bởi nếu xảy ra tình trạng thiên tai, dịch bệnh hay chiến tranh khiến sản xuất ngưng trệ thì toàn bộ dây chuyền đó không thể hoạt động được. Trong khi đó, nếu chúng ta phân tán sản xuất ra thì khi chỗ này phải ngừng sản xuất thì chỗ khác còn có thể tiếp tục. Chính vì vậy, cần giải được bài toán phân bổ không gian khu công nghiệp. Đây là bài toán cần tính trong chiến lược phát triển công nghiệp của chúng ta trong thời gian tới.

Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế