Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Tuy phát triển nhanh hơn các khu vực khác trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EAP) sẽ chậm hơn năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam: Nắm bắt thời cơ, tạo động lực tăng trưởng Kinh tế khởi sắc, tạo đà cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2024 Khảo sát tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương: Đa phần người Việt mong muốn nâng cao năng lực kinh tế

Theo báo cáo ngày 1/4 vừa qua của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế châu Á dự báo giảm từ 5,1% xuống còn 4,5% trong năm nay, chậm hơn so với trước đại dịch. Đặc biệt, triển vọng kinh tế Trung Quốc đã giảm từ 5,2% xuống còn 4,5%, trong bối cảnh nợ công và thị trường bất động sản tại nước này đang gặp khó khăn. Ngược lại, tổng tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) trừ Trung Quốc được dự báo sẽ tăng từ 4,4 lên 4,6%.

Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?
Trụ sở Ngân hàng Thế giới tại Washington, Mỹ. Nguồn ảnh: Samuel Corum, Bloomberg.

Ba lý do chính khiến tốc độ phát triển chậm lại là nợ công, các rào cản thương mại và thiếu nhất quán về chính sách (theo báo cáo của WB). WB cũng cảnh báo về một số rủi ro ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế EAP trong tương lai, trong đó bao gồm lãi suất cao hơn dự tính đến từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), cũng như các rào cản thương mại. Đặc biệt, sự suy thoái của kinh tế toàn cầu cùng căng thẳng địa chính trị gia tăng cũng sẽ tác động lớn đến sự tăng trưởng của khu vực.

Đề xuất giải pháp cho các nền kinh tế trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, WB khuyến nghị nên tập trung chú ý vào năng suất của các doanh nghiệp trong khu vực. Trên thực tế, trong vòng 2 thập kỷ qua, thu nhập bình quân trên đầu người trong khu vực đã tăng trưởng mạnh hơn các nền kinh tế đang phát triển khác. Tuy vậy, sự tăng trưởng này chủ yếu đến các vốn đầu tư, chứ không đến từ năng suất lao động của các doanh nghiệp.

Vì sao năng suất lao động tăng trưởng chậm?

Ở nhiều nền kinh tế Đông Á, tăng trưởng năng suất chủ yếu là do cải thiện khả năng sản xuất trong các doanh nghiệp, giống như các nền kinh tế khác trên thế giới. Tuy vậy, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật như hiện nay, sự suy giảm năng suất trong khu vực này như là một nghịch lý. Theo WB, giải quyết vấn đề về động lực và năng lực là chìa khóa để lý giải nghịch lý này.

Cụ thể, mức độ cạnh tranh thấp là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng năng suất tương đối chậm của các công ty hàng đầu trong khu vực EAP. Tăng trưởng cạnh tranh thường đến từ sự mở cửa thương mại và đầu tư, qua đó làm tăng động lực cho các công ty tiên phong đổi mới và phát triển. Tuy thuế quan sản xuất ở các nước EAP tương đối thấp, thuế quan trong nông nghiệp và các biện pháp phi thuế quan trong sản xuất lại đang hạn chế cạnh tranh trong khu vực này.

Mặt khác, số lượng công ty khởi nghiệp đã giảm đáng kể trong những thập kỷ qua trong khu vực EAP, đặc biệt là trong các lĩnh vực kỹ thuật số. Theo WB, các công ty hàng đầu thuộc sở hữu nước ngoài có tốc độ tăng năng suất hàng năm nhanh hơn 5% so với các công ty khác. Hơn nữa, sự cạnh tranh từ các công ty nước ngoài hoặc công ty nhà nước trong một ngành có thể có tạo động lực lan tỏa gián tiếp đến sự phát triển của các công ty toàn ngành trong khối nhà nước hoặc tư nhân.

Còn về năng lực, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chất lượng cao là cần thiết cho sự tăng trưởng năng suất và áp dụng công nghệ, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Thực tế, việc tiếp cận Internet trong khu vực này vô cùng dễ dàng, thúc đẩy ngành thương mại điện tử ngày càng phát triển. Tuy vậy, những ngành công nghệ phức tạp hơn như phân tích dữ liệu hoặc điện toán đám mây cần cáp quang Internet tốc độ cao để làm việc, một điều mà ít quốc gia trong khu vực có được.

Theo WB, khả năng tiếp cận các kỹ năng và cơ sở hạ tầng dữ liệu hiện đại cũng đang phát triển không đồng đều ở EAP. Tại 14 trong số 22 quốc gia có thu nhập trung bình trong khu vực, hơn một nửa số trẻ 10 tuổi không có khả năng đọc và hiểu văn bản. Kể cả trong những quốc gia đang phát triển về kĩ thuật số như Campuchia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, hiện có gần 25% người lao động không được giáo dục về tin học văn phòng cơ bản.

Theo báo cáo của WB vào năm 2022, hơn 50% doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ở Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam coi việc thiếu kỹ năng quản lý và lãnh đạo là một thách thức khi tuyển dụng lao động mới. Cũng theo dữ liệu từ WB, các công ty phát triển trung bình và cao ở EAP đều được quản lý kém hơn so với các công ty cùng hạng tại Mỹ.

Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?
Sản xuất dệt may tại Việt Nam - điểm sáng trong nền kinh tế châu Á. Nguồn ảnh: Maika Elan, Bloomberg.

Cần chính sách nào để tăng trưởng năng suất?

Trong báo cáo, WB cho rằng những chính sách để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, nên là ưu tiên hàng đầu cho các nhà cầm quyền trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.

Cụ thể, cải cách thị trường hàng hóa và dịch vụ có thể thúc đẩy cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng năng suất. Mặc dù thị trường hàng hóa EAP tương đối cởi mở, việc dỡ bỏ các loại thuế quan và các biện pháp phi thuế quan chưa rõ ràng có thể thúc đẩy cạnh tranh trong nước và trang bị cho các công ty khả năng cạnh tranh ở nước ngoài. Đặc biệt, WB lấy ví dụ về cải cách dịch vụ tại Việt Nam đã đẩy năng suất lao động tăng hơn 3% trong khoảng từ năm 2008 - 2016.

Các chính sách nâng cao cạnh tranh có tác động lớn hơn khi kết hợp với các chính sách và đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng. Việc xây dựng hệ thống cáp quang nối liền 12 tỉnh Philippines đã làm tăng trưởng thương mại điện tử tại nước này, đặc biệt là với những mặt hàng có tính cạnh tranh cao. Sự cởi mở đối với cạnh tranh nước ngoài và khả năng tiếp cận Internet tốc độ cao đã giúp các doanh nghiệp tại Phillipines áp dụng công nghệ số nhiều gấp đôi so với trước khi cải cách.

Đặc biệt, phía WB nhấn mạnh vào yếu tố cải thiện vốn con người, và đã vạch ra 3 bước để bắt đầu cải thiện. Đầu tiên là củng cố các kỹ năng cơ bản cho người lao động, qua đó tạo nền tảng giáo dục những kỹ năng nâng cao hơn. Tiếp theo, WB cho rằng cần tăng cường đầu tư vào giáo dục đại học, đặc biệt là giáo dục về các công nghệ mới. Bước cuối cùng là nâng cao năng lực của các nhà quản lý đã có mặt trong lực lượng lao động. Thực tế, nghiên cứu các công ty tại Colombia đều cho thấy tăng trưởng về việc làm, doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động sau khi được cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý.

Đưa ra nhận xét chung, ông Manuela V. Ferro - Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nói: “Khu vực AEP đang đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế thế giới, ngay cả khi khu vực này phải đối mặt với môi trường toàn cầu đầy thách thức và bất ổn hơn, dân số già đi và tác động của biến đổi khí hậu". Đồng thời cho rằng, để khu vực có thể phát triển bền vững hơn, cần có những “hành động chính sách táo bạo” như cởi mở cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải cách giáo dục mới có thể “đem lại sức sống mới” cho nền kinh tế khu vực.

Phú Quý
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Khơi thông hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động M&A

Năm 2024, hàng loạt luật có hiệu lực và nhiều dự án luật sửa đổi vừa được thông qua kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia thị trường M&A.
Quản trị công ty -

Quản trị công ty - 'thước đo' năng lực của doanh nghiệp

Không chỉ tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, đầu tư vào quản trị công ty sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được rủi ro và gia tăng cơ hội hút vốn đầu tư.
Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Khi nền kinh tế được phục hồi và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, kỳ vọng bước sang năm 2025 các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ.
Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao.
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Theo thông tin từ EuroCham, hơn 69% doanh nghiệp châu Âu nhận định lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.
Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam với khoản tài trợ 5 triệu USD.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Từ kết quả thu hút FDI 9 tháng và các lợi thế trong thu hút dòng vốn ngoại, TS Phan Hữu Thắng nhận định, năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI.
Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp xã hội.
Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

9 tháng năm 2024, FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 3 tỷ USD. Tính luỹ kế đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Khi Luật Thủ đô 2024 đi vào cuộc sống với các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ là động lực để Hà Nội có thêm sức hút vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư lớn.
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam là nước đứng thứ 2 thế giới với 9 dự án thuộc chương trình “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân” của JICA, chỉ sau Brazil.
TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh mời gọi đầu tư 23 dự án thuộc ngành văn hóa - thể thao với tổng số vốn hơn 23.800 tỷ đồng, trong đó có 5 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư năm 2024.
Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Giá nhà tại các thành phố như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng chóng mặt, điều này đặt ra bài toán cho giới trẻ, nên mua hay thuê nhà? Nên đầu tư vào đâu?
9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

Nguyên tắc cơ bản của JICA là tôn trọng quyền tự chủ và khả năng tự lực của quốc gia đối tác, đồng thời nhấn mạnh các cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn.
WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh của WB cho thấy, tư duy khác nhau của các nền kinh tế trong cải thiện môi trường kinh doanh và cung cấp dịch vụ công.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động