Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần đảm bảo tự chủ về năng lượng

Bài 1: Tạo cơ chế ưu đãi đầu tư cho hoạt động dầu khí

Sửa đổi Luật Dầu khí để đưa ra những cơ chế, những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển ngành dầu khí.
Sửa đổi Luật Dầu khí: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Dầu khí giúp nhanh chóng tháo gỡ một số việc khó Petrovietnam mong muốn Quốc hội sớm ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi)

Đây là chia sẻ của ông Vũ Tiến Lộc - đại biểu Quốc hội đoàn TP. Hà Nội với phóng viên Báo Công Thương bên hành lang Quốc hội.

Luật Dầu khí (sửa đổi) được kỳ vọng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư cũng như góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

Tôi đồng tình với nhận định này. Vì chúng ta đều biết dầu khí bao giờ cũng là nguồn năng lượng quan trọng của quốc gia. Đồng thời, đây là nguồn thu lớn cho nguồn ngân sách nhà nước và là nguồn cung ứng năng lượng cho nền kinh tế.

Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc: Sửa đổi Luật Dầu khí sẽ thúc đẩy phát triển ngành dầu khí
Ông Vũ Tiến Lộc - đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội

Trong những năm qua, đóng góp của ngành dầu khí cho sự phát triển của nền kinh tế rất lớn và trong thời gian tới, sự đóng góp của lĩnh vực này vẫn tiếp tục quan trọng.

Trong bối cảnh thế giới đang có những biến động, đặc biệt là giá dầu, giá nguyên vật liệu tăng lên thì việc chúng ta sửa đổi Luật Dầu khí để đưa ra những cơ chế, những chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển ngành dầu khí cũng như liên doanh hợp tác phát triển ngành dầu khí sẽ tạo điều kiện: Thứ nhất, đóng góp vào việc tăng trưởng; thứ hai, để đảm bảo tính tự chủ của nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Đây chính là việc rất quan trọng cho thời gian trước mắt.

Dự án Luật Dầu khí đã được cơ quan soạn thảo chuẩn bị chu đáo. Tôi rất hy vọng rằng Quốc hội sẽ thảo luận và sẽ sớm thông qua dự luật này.

Hiện nay, một số ý kiến về dự thảo Luật cho rằng cần quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN ) nhiều hơn. Về vấn đề này, ông nghĩ sao?

Tôi nghĩ, việc tăng cường tính tự chủ của các doanh nghiệp là cần thiết, ngay cả các doanh nghiệp nhà nước, nhưng quan trọng nhất là tính tự chủ đó phải trong khuôn khổ các quy định của pháp luật, khuôn khổ của những chuẩn mực về quản trị.

Đặc biệt, đây là một doanh nghiệp rất quan trọng, liên quan đến một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, liên quan đến những vấn đề an ninh, quốc phòng và quan trọng đến vấn đề đảm bảo tự chủ của nền kinh tế.

Bởi vậy, làm sao một mặt có hệ thống chính sách điều tiết lợi nhuận, điều tiết và định hướng đầu tư, nhưng quan trọng hơn là đảm bảo sự minh bạch và quản trị theo tiêu chuẩn của các nền kinh tế hàng đầu trong một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Chúng ta phải luôn hướng tới những chuẩn mực cao như vậy trong việc quản lý, điều tiết các doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí.

Ông có những kỳ vọng gì đối với những dự án Luật sẽ được Quốc hội khóa XV thông qua cũng như xem xét, cho ý kiến?

Có thể nói, tại Quốc hội khoá XV, các Ủy ban của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã có sự sát cánh đồng hành. Quốc hội đã trở nên chủ động hơn rất nhiều. Không chỉ xem xét những dự án, tờ trình, những sáng kiến xây dựng pháp luật của Chính phủ mà Quốc hội còn chủ động đưa ra những sáng kiến luật pháp, những yêu cầu và phối hợp chặt chẽ với Chính phủ từ khâu đầu tiên của quá trình xây dựng các dự thảo, tiếp đó là quá trình thẩm định, quá trình thông qua để đảm bảo sự chuẩn bị chu đáo và chuyên nghiệp của các văn bản luật.

Trong quá trình xây dựng đó, Chủ tịch Quốc hội đã có những định hướng chỉ đạo rất cần thiết. Tức là không xem xét các văn bản luật chưa đưa vào chương trình xây dựng pháp luật; đặc biệt, kiên quyết không xem xét những văn bản luật không đảm bảo điều kiện về mặt thời gian hay những điều kiện cần thiết theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Từ đó, đảm bảo tính kỉ cương, tính chuyên nghiệp trong quá trình xây dựng và đảm bảo chất lượng cho các văn bản pháp luật cùng với việc đảm bảo văn bản pháp luật đó phản ánh được yêu cầu của thực tiễn đời sống.

Tôi nghĩ, những động thái đó của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội rất quan trọng cho việc, một mặt chúng ta đảm bảo được hệ thống pháp luật luôn luôn đổi mới để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Mặt khác thì đảm bảo được những chuẩn mực cần thiết, đảm bảo tính minh bạch, đảm bảo tính ổn định và đảm bảo tính chuyên nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh - Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và Than

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 7/11/2024 quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ quản lý về sản xuất, lưu thông hàng hóa là thực phẩm... theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ.
Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương vừa có kết luận cuộc họp rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học theo Quyết định 53/2012/QĐ-TTg.
Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Các chuyên gia cho rằng trước mắt, việc cấm phân lô, bán nền sẽ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, nhưng sẽ ổn định về lâu dài.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Ngày 13/11, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2024 tại Hải Dương.
Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất người lao động bị sa thải hoặc kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đang gây nhiều tranh luận.
Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Anh Nguyễn Trí Thức là lãnh đạo gương mẫu, luôn đi đầu trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công việc, là tấm gương sáng tại Công ty Thủy điện Quảng Trị.
Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Nhằm chống lãng phí tài nguyên, đại biểu Quốc hội đề nghị sử dụng tro xỉ các nhà máy nhiệt điện thay thế vật liệu san lấp nền đường giao thông.
Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng:

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Vụ công ty GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng từ tiền góp tài sản của hơn 7.500 khách hàng dấy lên hồi chuông báo động trong quản lý, giám sát công ty huy động vốn.
Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Công an TP. Hồ Chí Minh đang tạm giữ ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây do liên quan đến ma tuý. Trước đó, nhiều nghệ sĩ cũng từng dính dáng đến tệ nạn xã hội này.
Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Giá vàng đang trượt dốc mạnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của ngân hàng tăng cao, dấy lên cuộc đua lãi suất.
Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Giá vàng trong nước những ngày gần đây liên tục nhảy múa, tăng giảm liên tục chỉ trong ngày hoặc thậm chí vài giờ... kéo theo sự "quay cuồng" của người mua.
Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Nhằm hỗ trợ người nghèo tham gia 'lưới' an sinh, hơn 1.200 sổ bảo hiểm xã hội, 9.260 thẻ bảo hiểm y tế tổng giá trị gần 16 tỷ đồng được trao tặng sau bão Yagi.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) đang trình Quốc hội cho ý kiến được đánh giá sẽ góp phần nâng cao công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công.
Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Lai Châu) đã huy động cán bộ chiến sĩ giúp đỡ hộ dân sinh sống tại huyện Nậm Nhùn khắc phục, sửa chữa nhà ở bị xuống cấp…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Với phương châm “mưa dầm thấm đất” của kỹ sư Lê Trọng Phước Sơn, hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các vụ tai nạn về điện được giảm thiểu.
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao và đồng thuận với Luật Điện lực (sửa đổi), ông khẳng định chính sách đã rõ ràng, thực thi sớm sẽ đảm bảo an ninh điện.
Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần thông qua càng sớm càng tốt đối với những nội dung đã rõ ràng và nhận được sự đồng thuận cao.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động