TS Nguyễn Minh Phong: Hệ lụy và giải pháp đối phó với bão giá vật liệu xây dựng

Việc tăng giá vật liệu xây dựng có nguyên nhân cả tăng tổng cầu, giảm sút tổng cung và gia tăng giá cả trong và ngoài nước.
Khẩn trương triển khai các giải pháp bình ổn giá vật liệu xây dựng Thị trường vật liệu xây dựng: Không để đầu cơ, "thổi" giá Thị trường vật liệu xây dựng có thêm giải pháp thay thế vữa tô xi măng

Nguyên nhân và hệ lụy việc tăng giá vật liệu xây dựng

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, chỉ số giá xây dựng trong 9 tháng đầu năm 2021 đã tăng 3,65% so cùng kỳ năm 2020, do sự tăng giá của các vật liệu xây dựng đầu vào như: thép, nhựa đường, xi măng… và các mức tăng không phù hợp quy luật thông thường; Đặc biệt, giá thép liên tục đẩy lên cao: Tính từ giữa năm 2021 đến giữa năm 2022, giá thép tăng 9 lần, tổng cộng đến 40% và lên hơn 19 triệu đồng/tấn. Các loại vật liệu xây dựng khác như: Cát, sạn, xi măng, gạch ngói, đá, nhôm, kính đều tăng đáng kể, như xi măng tăng 100 nghìn đồng/tấn, gạch ngói tăng từ 8-10%, gạch ốp lát tăng đến 15%...

Hệ lụy và giải pháp đối phó với bão giá vật liệu xây dựng
Tính từ giữa năm 2021 đến giữa năm 2022 giá xi măng tăng 100 nghìn đồng/tấn

Hoạt động sản xuất nói chung, vật liêu xây dựng nói riêng của Việt Nam liên thông với thế giới và chịu tác động trực tiếp từ các đợt tăng giá nguyên liệu nhập khẩu, cũng như cân đối cung cầu tại từng thời điểm.

Nguyên nhân chủ yếu tăng giá vật liệu xây dựng là do tăng mạnh tổng cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng gắn với quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; Nhiều dự án đầu tư công quy mô lớn được khởi công xây dựng, như Dự án sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến cao tốc Bắc - Nam và các tuyến vành đai khác; những dự án bất động sản trên toàn quốc cũng sôi động hơn.

Giá sắt thép xây dựng tăng bởi giá thành nguyên liệu nhập khẩu tăng và sự thiếu hụt nguồn cung gắn với xung đột Nga - Ukraine (Nga hiện chiếm khoảng 10%, còn Ukraine khoảng 4% nguồn cung thép cho thế giới).

Đặc biệt, giá vật liệu xây dựng tăng nhanh liên quan trực tiếp tới việc tăng giá xăng dầu và giá nhập khẩu các loại quặng sắt, giá thép phế liệu và than để sản xuất trong nước (giá than nhập khẩu tăng vọt từ 125,25 USD/tấn trong tháng 7/2021 lên 230 USD/tấn tháng 10/ 2021, tức tăng gấp đôi chỉ sau 3 tháng.

Các doanh nghiệp sản xuất xi măng chịu nhiều áp lực do chi phí than chiếm 40 - 45% giá thành sản xuất xi măng, do dầu DO dùng để đốt khi mới sấy lò tăng giá trên 10% và hàng loạt phụ gia dùng trong sản xuất xi măng cũng tăng giá.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng phải điều chỉnh tăng giá bán bù vào mức tăng chi phí sản xuất, cũng như nhằm thu thêm lợi nhuận cơ hội từ mất cân đối cung - cầu thị trường...

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2021 chỉ số giá xây dựng tăng 4,34% so với năm 2020. Tác động chính là do sự tăng giá của các vật liệu xây dựng đầu vào như: thép, nhựa đường, xi măng… và các mức tăng không phù hợp quy luật thông thường (giá thép xây dựng tăng đến 30-40%).

Kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%.

Khi giá xăng, dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước với nhiều hệ lụy tiêu cực khác. Chi phí xăng, dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Giá xăng, dầu tăng 10% làm cho chỉ số CPI tăng 0,36 điểm phần trăm. Chi tiêu cho xăng, dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Giá xăng, dầu tăng cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm sản xuất, trực tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân và làm giảm một phần chi tiêu, làm giảm tổng cầu của nền kinh tế.

Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh đã ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của nhiều dự án, công trình và thị trường bất động sản. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, chi phí thép chiếm 12-16% tổng chi phí xây dựng công trình. Nếu giá thép xây dựng tăng 10% thì giá thành xây dựng các công trình sẽ tăng 1-1,5%. Hiện nay, chi phí vật liệu xây dựng chiếm 60-70% giá trị dự toán xây dựng công trình; thậm chí, chi phí vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất chiếm khoảng 70 - 80% trong một công trình…

Bởi vậy, khi chuỗi sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng liên tục bị đứt gãy; giá cả các mặt hàng năng lượng, vật tư, nguyên liệu sản xuất tăng đột đang khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng lao đao theo cả 3 hướng:

Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng gặp khó khăn trong triển khai hoạt động xây dựng, đặc biệt là việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết; Nguyên do hầu hết chủ đầu tư sử dụng hình thức hợp đồng trọn gói ở thời điểm thương thảo và ký kết hợp đồng, nên khi trúng thầu các nhà thầu không thể thay đổi và điều chỉnh giá và phải tự bù lỗ. Hơn nữa, phần lớn công trình mới năm 2022 đều được lập dự toán từ cuối năm ngoái, thời điểm giá đầu vào chưa biến động mạnh như hiện nay và các gói thầu mà doanh nghiệp đang thực hiện lại ký kết theo hợp đồng trọn gói.

Ngay các hợp đồng thi công xây dùng theo phương pháp hệ số giá điều chỉnh theo chỉ số giá của địa phương công bố (về giá nhân công, máy thi công, nhiên liệu, nhựa đường, thép, cát, đá, xi măng…), thì cũng gặp khó khăn bởi chỉ số giá xây dựng do địa phương công bố thường không kịp thời hoặc phản ánh chưa sát với biến động giá của dự án, công trình cụ thể.

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp thiếu việc làm, xong gặp khó khăn khi đưa ra giá chào thầu, quá trình đàm phán vì thế bị kéo dài, hoặc các nhà thầu không dám ký hợp đồng trọn gói (bao vật liệu xây dựng) mà chỉ nhận làm công.

Thứ ba, việc tăng giá nguyên vật liệu xây dựng có thể làm nhiều sản phẩm bất động sản tăng giá, khiến cho sức mua thấp xã hội giảm.

Ngoài ra, ngay cả các chủ đầu tư lớn cũng đứng trước quan ngại đơn giá xây lắp bị đội lên cao so với dự toán ban đầu, ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư công trình theo kế hoạch.

Theo Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, trong năm 2021, trên tổng số hơn 2.000 doanh nghiệp xây dựng chỉ có một số ít đạt doanh thu từ 75 - 80% kế hoạch, số còn lại bị giảm ít nhất 50% doanh thu hoặc chỉ đạt từ 10 - 20% kế hoạch.

Trong thực tế, việc tăng giá vượt ngoài khả năng dự báo và tác động tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng việc thực hiện các hợp đồng theo đơn giá cố định, trọn gói… dẫn đến tình trạng một số gói thầu có hiện tượng các nhà thầu thi công cầm chừng, trường hợp dừng thi công do không đủ nguồn lực để thực hiện, làm chậm tiến độ công trình dự án… giá vật liệu tăng gây hệ lụy cho các dự án đầu tư xây dựng vì có khả năng đội vốn, chi phí vượt khung tổng đầu tư của dự toán được phê duyệt. Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ gây khó khăn, vướng mắc cho công tác lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng của các chủ thể liên quan, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và công tác giải ngân của các dự án.

Tăng giá vật liệu xây dựng đang là “cơn ác mộng” đối với các nhà thầu xây dựng, nhất là các nhà thầu thi công các dự án hạ tầng giao thông lớn. Nếu đà tăng của các loại vật liệu xây dựng không được kiểm soát thì sẽ có nhiều nhà thầu phải dừng công trình, để mặc dự án “đắp chiếu”, chấp nhận chịu phạt tiến độ vì càng làm càng lỗ. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, giá vật liệu xây dựng biến động mạnh đang gây ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư công, hoặc hợp tác đầu tư công, nhất là dự án quản lý phức tạp như dự án cao tốc Bắc Nam khu vực phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Giải pháp thích ứng cần có

Giải quyết hệ lụy tăng giá vật liệu xây dựng không thể khoán trắng cho chỉ một bên, mà cần sự linh hoạt và đồng bộ từ các phía liên quan, cụ thể:

Các cơ quan quản lý nhà nước cần linh hoạt hơn trong điều chỉnh đơn giá và nâng vốn so với dự toán phê duyệt ban đầu theo tinh thần Công văn số 2360/VPCP-CN do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ngày 15/4/2022; theo đó, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu đối với các dự án đang triển khai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nghiên cứu ban hành, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách theo thẩm quyền về cơ chế chính sách quản lý giá nguyên, nhiên vật liệu xây dựng; kịp thời báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Các địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá thị trường hàng tháng; nâng cao chất lượng dự báo cung cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn, khả năng cân đối cung cầu các loại vật liệu xây dựng chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn trong năm 2022, khắc phục kịp thời tình trạng thiếu hụt nguồn cung, tránh tình trạng lợi dụng thiếu hụt nguồn cung để đầu cơ, tăng giá, trục lợi.

Ngoài ra, có thể nghiên cứu tách riêng các hạng mục công việc có sử dụng thép để áp dụng một công thức nhằm phản ánh sát hơn biến động giá của vật liệu xây dựng, qua đó có chia sẻ hài hòa rủi ro giữa Nhà nước và doanh nghiệp để bảo đảm tiến độ, chất lượng thi công xây dựng.

Các công ty cần coi trọng đàm phán bổ sung vào hợp đồng xây dựng các điều khoản về điều chỉnh giá, trượt giá hoặc phương án xử lý khi giá vật liệu nếu xảy ra biến động lớn; đề cao yêu cầu tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua tối đa hóa hiệu quả sử dụng, tránh thất thoát nguyên nhiên liệu và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công trình. Đặc biệt, cần chủ động đặt hàng với nhà cung cấp vật liệu; tăng cường phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp, các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành nghiên cứu, chủ động đề xuất các giải pháp để tháo gỡ về vấn đề quản lý chi phí và hợp đồng xây dựng, cũng như đảy nhanh tiến độ triển khai thực tế chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định 15/2022/NĐ-CP…

Ngoài ra, cần khuyến khích tăng cường sản xuất vật liệu xây dựng trong nước giúp giảm giá thành và đa dạng hóa nguồn cung, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường và loại nguyên vật liệu./.

TS.Nguyễn Minh Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Xem thêm