Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Năm 2025, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực để thị trường nội địa giữ đà tăng trưởng, trở thành "tuyến phòng ngự" vững chắc cho kinh tế vĩ mô.
Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương: Động lực tăng trưởng từ thị trường nội địa Động lực tăng trưởng kinh tế vĩ mô: Góc nhìn từ thị trường nội địa Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường nội địa phát huy vai trò quan trọng

Để cân đối cung cầu hàng hóa trong nước tại thị trường nội địa, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giả; phối hợp với các đơn vị truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ đến người dân về tình hình giá cả thị trường, các điểm bán hàng bình ổn, tình hình nguồn cung... để tạo tâm lý ổn định cho người tiêu dùng, xử lý kịp thời các thông tin sai lệch gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng.

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc
Thị trường nội địa có vai trò quan trọng với tăng trưởng kinh tế vĩ mô

Bộ Công Thương cũng phối hợp với các Sở Công Thương, hiệp hội, ngành hàng thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản đã chỉ đạo nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của các tỉnh trên địa cả nước, triển khai các hoạt động hỗ trợ thu mua, chế biển để tiêu thụ các mặt hàng nông sản của các địa phương có sản lượng nông sản lớn đang và sắp vào vụ thu hoạch, đẩy mạnh công tác hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước...

Bộ đã phê duyệt Quyết định số 740/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động năm 2024 và ban hành Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023; Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030"; triển khai việc hỗ trợ xây dựng điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP tại một số địa phương theo Chương trình OCOP...

Về các giải pháp cụ thể, trong Quý I/2024, nhằm bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết được các địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị khá chu đảo và sớm, cùng với đó thời tiết thuận lợi đã hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cung hàng thực phẩm dồi dào, đa dạng nên đã giữ giá hàng hóa thực phẩm những ngày cận Tết tương đối ổn định.

Trong quý III, một số địa phương phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ (cơn bão số 3) gây thiệt hại lớn về người và tài sản, nhiều khu vực bị ngập lụt, chia cắt, gây khó khăn trong việc cung ứng hàng hóa. Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, địa phương đã tập trung chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương, các doanh nghiệp phân phối lớn triển khai công tác dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu, bảo đảm đời sống cho người dân tại các vùng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng kịp thời thông tin đến người dân về tình hình dự trữ, cung ứng hàng hóa của các hệ thống phân phối, góp phần tạo tâm lý ổn định cho thị trường.

Kết quả là, thị trường hàng hóa trong nước cơ bản giữ vững ổn định, cung cầu hàng hóa được giữ vững, mặt hàng thiết yếu khác, nguồn cung ổn định nên giá không có biến động lớn, một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng giá biến động theo giá thế giới như xăng dầu, LPG, qua đó, có đóng góp quan trọng thực hiện mục tiêu đóng góp tích cực cho kinh tế vĩ mô giữ đà tăng trưởng.

Đối với doanh nghiệp, thị trường trong nước tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng trong tăng trưởng. Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Hoàng Thế Nhu – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 – CTCP cho biết, giai đoạn 2023-2024, May 10 đã triển khai nhiều dự án lớn phục vụ thị trường nội địa như chuỗi trung tâm thời trang May 10 Centurion, hệ thống cửa hàng tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh… Dự kiến năm 2024 May 10 sẽ mở thêm 10 hệ thống bán lẻ, cửa hàng trên toàn quốc.

Tại thị trường trong nước, May 10 được đánh giá là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong mảng thời trang công sở tại Việt Nam (được nhiều cơ quan, ban ngành cán bộ, nhân viên văn phòng sử dụng) với đa dạng các dòng sản phẩm, hơn thế kênh đáp ứng nhu cầu cá thể hóa, dịch vụ May đo veston cao cấp của May 10 hiện khá thành công ở phân khúc cao cấp cho chính khách, doanh nhân thành đạt… Những năm qua doanh thu của Tổng Công ty luôn có sự tăng trưởng trung bình trên 10% so với kế hoạch, thực tế này cho thấy chiến lược chinh phục thị trường nội địa của May 10 đang đi đúng hướng.

Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt – Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) cũng chia sẻ, sản xuất lốp là ngành có đặc thù riêng nên để chinh phục thị trường nội địa, DRC đã đẩy mạnh hợp tác đầu tư và cải tiến công nghệ để đảm bảo sản phẩm của mình phục vụ được thị trường. Bên cạnh đó, nỗ lực tiết giảm chi phí để sản phẩm có thể hài hoà giữa quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính vì thế, những năm qua, DRC liên tục được khách hàng tin tưởng, lựa chọn và liên tục qua các năm, tốc độ phát triển của DRC rất tốt.

Đến hiện nay, sản phẩm của DRC ngoài cung cấp nội địa còn cung cấp đến gần 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có những quốc gia rất khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nam Mỹ. Hiện thị phần tại thị trường trong nước của sản phẩm vào khoảng 30%, 70% cho xuất khẩu.

Tiếp tục đưa thị trường nội địa thành “trụ đỡ” vững chắc

Để chuẩn bị nguồn cung hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ sắp tới, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Năm 2025, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực đưa tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm 2024.

Để đạt mục tiêu này, về phát triển thương mại nội địa, Bộ Công Thương xác định tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, địa phương theo dõi sát tình hình thị trường, thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa nhất là trong các dịp cáo điểm Lễ, Tết, làm tiền dễ triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại trong nước.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, Đề án về phát triển thị trường trong nước như: Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023; Tiếp tục triển khai việc hỗ trợ xây dựng điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP tại một số địa phương theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP...

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS Nguyễn Minh Phong chia sẻ, để thị trường trong nước tiếp tục trở thành “bệ đỡ” vững chắc, cần đưa ra các chương trình phối hợp từ quốc gia, đến địa phương, đến các hiệp hội doanh nghiệp để xây dựng bằng được các thương hiệu lớn, chinh phục người tiêu dùng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Đồng thời, có chính sách bảo vệ thương hiệu Việt bằng cách ngăn chặn hàng lậu, cạnh tranh không lành mạnh, gian lận xuất xứ; xây dựng hàng rào kỹ thuật nâng cao chất lượng hàng Việt, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường quốc tế. Cộng với cơ chế tài chính, thị trường, quảng bá thương hiệu, xử lý tranh chấp sẽ tạo ra hệ thống đồng bộ nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt, thúc đẩy tăng trưởng thị trường nội địa.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, tăng 0,67% lên 33 USD/ounce, duy trì ở vùng đỉnh một tháng.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Ngày 11/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3256/QĐ-BCT thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Giáng sinh nhưng không khí tại các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh lại khá ảm đạm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi sát mốc 7.400 USD/tấn.
TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội mua hàng giảm giá đến 60%, mua 1 tặng 1, mua là có quà… trong chương trình bán hàng lưu động - bình ổn thị trường Tết 2025.
Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Giá dầu thế giới phục hồi hơn 1% trong bối cảnh Trung Đông tiếp tục “nóng” và Trung Quốc mới có động thái hướng đến nới lỏng chính sách tiền tệ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Theo MXV, kết thúc tuần, giá cà phê Arabica tăng 3,84%, vượt mốc 7.200 USD/tấn. Giá cà phê Robusta giảm 4,73% so với mức đỉnh lịch sử.
Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Trong bối cảnh nhiều hình thức phân phối mới xuất hiện, cần nhiều giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống bán lẻ truyền thống.
Giải ‘bài toán’ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp bán lẻ

Giải ‘bài toán’ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp bán lẻ

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề được doanh nghiệp ngành bán lẻ hết sức quan tâm.
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển bền vững

Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển bền vững

MXV tiếp tục khẳng định tầm nhìn phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa quốc gia thông qua thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn logistics quốc tế.
Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Công điện số 9834/CĐ-BCT ngày 4/12/2024 về việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 tăng 8,8%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 tăng 8,8%

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê chỉ rõ, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 đạt
Thị trường hàng hóa hôm nay 6/12: Giá cà phê tăng hai phiên liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/12: Giá cà phê tăng hai phiên liên tiếp

Theo MXV, giá cà phê Arabica tăng 3,23% và giá cà phê Robusta cao hơn 2,62% so với tham chiếu nhờ hỗ trợ từ sự giảm đi của tỷ giá USD/BRL.
Làm cách nào để phòng rủi ro trước biến động mạnh của giá cà phê?

Làm cách nào để phòng rủi ro trước biến động mạnh của giá cà phê?

Theo ghi nhận từ MXV, giá cà phê Robusta trên Sở Giao dịch Liên lục địa châu Âu đã phá đỉnh lịch sử cũ, thậm chí có thời điểm đã vượt mốc 5.700 USD/tấn.
Thị trường hàng hóa hôm nay 5/12: Giá cà phê đảo chiều hồi phục sau chuỗi sụt giảm

Thị trường hàng hóa hôm nay 5/12: Giá cà phê đảo chiều hồi phục sau chuỗi sụt giảm

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cà phê Arabica tăng 2,8% lên gần 6.700 USD/tấn, giá cà phê Robusta tăng hơn 3% lên 4.770 USD/tấn.
Chuyên gia, doanh nghiệp ‘hiến kế’ giải pháp phát triển bền vững chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại

Chuyên gia, doanh nghiệp ‘hiến kế’ giải pháp phát triển bền vững chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại

Phiên thảo luận Phát triển bền vững đối với chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại vừa được tổ chức chiều 4/12, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, nhà quản lý.
Cần chính sách gì để phát triển thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam?

Cần chính sách gì để phát triển thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam?

Phiên thảo luận Chính sách phát triển thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam nằm trong Diễn đàn Chính sách và Pháp luật Phát triển thương mại trong nước 2024.
TP. Hồ Chí Minh: Tôm hùm baby giá rẻ tràn ngập chợ mạng

TP. Hồ Chí Minh: Tôm hùm baby giá rẻ tràn ngập chợ mạng

Thời gian gần đây, tôm hùm baby giá rẻ xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh.
Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Chính sách và Pháp luật phát triển thương mại trong nước năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Chính sách và Pháp luật phát triển thương mại trong nước năm 2024

Chiều 4/12/2024, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Chính sách và Pháp luật Phát triển thương mại trong nước năm 2024.
Doanh nghiệp bán lẻ sẵn sàng hàng Tết

Doanh nghiệp bán lẻ sẵn sàng hàng Tết

Các doanh nghiệp bán lẻ đã và đang tăng sản lượng hàng hoá và thực hiện bình ổn giá nhằm chuẩn bị cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động